Điều trị ho dai dẳng là một trong mối quan tâm lớn của khá nhiều người hiện nay. Môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết biến đổi liên tục, đạo đức bán thuốc và nhận thức về thuốc để sử dụng của người dân còn chưa cao dẫn đến việc bệnh không hết tận […]
Điều trị ho dai dẳng là một trong mối quan tâm lớn của khá nhiều người hiện nay. Môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết biến đổi liên tục, đạo đức bán thuốc và nhận thức về thuốc để sử dụng của người dân còn chưa cao dẫn đến việc bệnh không hết tận gốc mà ho vẫn kéo dài. Một số trường hợp ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên đa số là do các tác nhân môi trường hoặc do các bệnh về hô hấp gây ra.
1. Nguyên nhân gây ho dai dẳng kéo dài
Trước hết, như hầu hết mọi người đã biết ho là cơ chế bình thường của cơ thể giúp đào thải các chất, dị vật, bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây nguy hiểm. Tuy vậy nhưng, nếu có dấu hiệu bị ho liên tục trong thời gian quá lâu thì hãy cẩn thận xem xét kĩ các nguyên nhân để hiểu rõ về bệnh tình của chính bạn sau đó tìm đến các phương pháp để điều trị sớm nhất. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ho dai dẳng:
+ Các bệnh về đường hô hấp: viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, nghẽn phổi mãn tính,… là các bệnh dễ dàng kéo theo các triệu chứng ho trong thời gian dài.
+ Ô nhiễm không khí: hóa chất, bụi bẩn tồn tại trong môi trường đi vào cơ thể ta làm cổ họng phát sinh cơ chế ho để phòng vệ, đẩy các chất bụi bẩn ra ngoài. Nếu không đề phòng có thể gây viêm mũi dị ứng và nhiều bệnh liên quan đến hô hấp khác.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: phát sinh khi ta bị các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,..
+ Ho gà: dù đã có vắc xin trị bệnh nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ không quay lại. Theo thống kê trên hiệp hội Y học Hoa Kì vẫn còn những con số nhỏ người bị ho gà do không tiếp tục tiêm phòng. Sau vài tuần mắc bệnh người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ho liên tục, mệt mỏi và khó chịu.
+ Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): Ở Việt Nam tỉ lệ mắc COPD chưa nhiều như các nước châu Âu nhưng cũng không phải không có. Những người bị COPD khá khó phát hiện vì biểu hiện không rõ ràng. Thường sau 40 tuổi thì bệnh nhân mới được chuẩn đoán chính xác.
2. Cách chữa ho dai dẳng
Sau khi đã biết được những nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể tự tùy cơ ứng biến theo những nguyên nhân gây bệnh. Cần chú ý là nếu tình trạng ho kéo dài không điều trị đúng cách và triệt để có thể gây những hậu quả không mong muốn chẳng hạn như ra ho mãn tính. Cần đặc biệt để ý đến các đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi và người già vì đây là các đối tượng có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh nhất.
Một số phương pháp trị ho có thể thực hiện tại nhà:
+ Bài thuốc hữu hiệu nhất là chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây ho. Chủ động sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường, giữ ấm cơ thể những ngày chuyển lạnh, tập thể dục để tăng đề kháng cơ thể, uống nhiều nước, hạn chế tiếp xúc khói thuốc, bụi,…
+ Sử dụng mật ong và chanh pha lẫn
+ Xông hơi mũi họng bằng tinh dầu bạc hà giúp chất nhầy và đờm dễ dàng thải ra ngoài
+ Lá húng chanh hấp đường phèn. Húng chanh có tính ấm sát khuẩn, tiêu đờm tốt nên đây là lựa chọn không tồi cho những ai đang bị ho hành hạ
+ Chanh đào hấp đường phèn: Hấp cách thủy đường phèn với chanh đào và chờ nguội uống có tác dụng giảm đờm kèm trừ ho hiệu quả.
+ Chú ý phải điều trị tận gốc để tránh bệnh kéo dài mang theo hậu quả không mong muốn. Để điều trị ho tận gốc không lo tái phát xem chi tiết tại đây