T4, 01 / 2020 4:34 sáng | invn_admin

Cúm mùa là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây lên hàng năm. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cách […]

Cúm mùa là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây lên hàng năm. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cách điều trị bệnh cúm mùa tại nhà cho các bạn tham khảo.

Bệnh cúm mùa là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh diễn biến hàng năm và có xu hướng lây lan trực tiếp từ người này qua người khác. Để điều trị cúm mùa các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Muốn điều trị cúm hiệu quả các bạn cần làm test để phân biệt chủng loại?

Để điều trị cúm hiệu quả các bạn cần biết rõ loại cúm mình đang mắc phải. Đối với cúm A/H1N1 có tỷ lệ tử vong rất cao nên cần phát hiện sớm để có phác đồ điều trị đúng cách. Các bạn nên cho người bệnh đến bệnh viện để làm các xét nghiệm dịch mũi họng để biết được mình đang mắc loại cúm gì.

Nguyên tắc điều trị chung là khi nghi ngờ mắc cúm thì phải báo ngay với cơ quan Y tế dự phòng. Sau đó nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại bệnh. Với các trường hợp bệnh nặng có biến chứng cần hỗ trợ các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị theo đúng căn nguyên của bệnh.

Các bạn nên cho bệnh nhân uống thuốc kháng virus càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Sau đó ưu tiên điều trị tại chỗ như nhà ở và khu vực cách ly để hạn chế lây nhiễm.

Hướng dẫn cách điều trị cúm mùa theo mức độ bệnh

– Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.

– Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.

– Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Xem thêm:

NanoAce Chất kháng khuẩn bề mặt

Máy thở y khoa Eliciae MV20

Máy thở tương lai JPAP

Mặt nạ O-Pro

Thuốc kháng Virus

Bài viết cùng chuyên mục