Một trong bệnh lý khiến các mẹ mệt mỏi nhất, gần như nhiều mẹ sụp đổ hoàn toàn. Nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khả năng hấp thu của bé, nếu không giải quyết dứt điểm gần như các bé đề chậm lớn, suy dinh dưỡng và tụt cân nặng. Tiêu chảy […]
Một trong bệnh lý khiến các mẹ mệt mỏi nhất, gần như nhiều mẹ sụp đổ hoàn toàn. Nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khả năng hấp thu của bé, nếu không giải quyết dứt điểm gần như các bé đề chậm lớn, suy dinh dưỡng và tụt cân nặng.
Tiêu chảy kéo dài nhiều nhất là lứa tuổi dưới 5 tuổi. Nó gần như còn nguy hiểm như tiêu chảy cấp nếu kết hợp suy dinh dưỡng nặng và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng của tiêu chảy kéo dài
– Triệu chứng tiêu hoá: Tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần. Trước đó có thể trẻ mắc nhiều lần tiêu chảy cấp. Phân có nhiều nước lỏng hoặc cả lỏng lẫn đặc , lổn nhổn , mùi chua hoặc khắm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhày. Phân đôi khi có nhày hồng máu, khi đại tiện phải rặn. Trẻ biếng ăn và khó tiêu thức ăn lạ. Cứ ăn đồ lạ là tiêu chảy lại.
– Toàn thân: Trẻ sút cân , chậm phát triển cân nặng , chiều cao, teo đét Xuất hiện dấu hiệu thiếu vitamin A, D, E,K như khô mắt, còi xương….thiếu vi lượng như canxi, kẽm.
– Bé có dấu hiệu mất nước.
– Bé hay bị các bệnh nhiễm trùng phối hợp như viêm tai, VA.
– Soi phân thấy E Coli và ký sinh trùng. PH phân giảm.
Cơ chế gây bệnh: Do tổn thương niêm mạc ruột kéo dài và sự hồi phục niêm mạc ruột bị ngắt quãng, do vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc ruột, phá huỷ men tiêu hoá , ngoài ra bé vẫn ăn chế độ nhiều đường tăng thẩm thấu (lactose). Chế độ ăn ít protein làm niêm mạc ruột phục hồi chậm.
Nguyên nhân khiến bé tiêu chảy kéo dài
– Tuổi : Đa số trẻ hay bị ở độ tuổi dưới 18 tháng nhất là dưới 1 tuổi.
– Trẻ suy dinh dưỡng: rất dễ mắc tiêu chảy kéo dài
– Trẻ giảm miễn dịch: trẻ miễn dịch kém, trẻ sau mắc sởi hay bị tiêu chảy kéo dài
– Chế độ ăn: hay gặp ở trẻ ăn sữa công thức, trẻ ăn dặm sớm quá và ăn không đúng cách.
– Do điều trị tiêu chảy trước đó sai : Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy không đúng, tự ý dùng thuốc chống nôn và cầm ỉa khi điều trị tiêu chảy làm không đào thải hết vi khuẩn, khi bé tiêu chảy lại hạn chế ăn uống , kiêm khem vô lý
– Do vi khuẩn. : khi xét nghiệm phân thấy loạn khuẩn.
– Chủ yếu do E coli hoặc ký sinh trùng (crypsporidium).
Điều trị tiêu chảy kéo dài thế nào cho đúng?
Điều trị tiêu chảy kéo dài ở bé không phải vài ba ngày là khỏi. Nó đòi hỏi ở sự kiên trì của người mẹ và chỉ cần điều trị ở nhà. Nó là tổng hợp của nhiều kiểu điều trị chứ không phải chỉ là uống thuốc đã đủ.
Về dinh dưỡng
– Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa và chế độ ăn nên dùng sữa free lactose.
– Cung cấp đầy đủ cho bé năng lượng, protein và yếu tố vi lượng giúp bé phục hồi niêm mạc ruột.
– Tránh cho bé ăn uống các loại thức ăn , nước uống làm tăng tiêu chảy.
– Đảm bảo nhu cầu ăn cho bé: ăn nhiều, ăn loãng, ăn làm nhiều lần.
Về kháng sinh
– Điều trị nhanh chóng nhiễm trùng phối hợp như họng , viêm tai giữa bé mới khỏi tiêu chảy kéo dài.
– Xét nghiệm phân thấy loạn khuẩn mới cần ung kháng sinh hoặc khí bé đi ngoài ra máu nhây hồng.
– Nếu soi phân thấy ký sinh trùng thì ung thuốc kháng ký sinh trùng.
Về bù nước
-Bù điện giải cho bé bằng đường uống là chính, chỉ truyền điện giả khi bé mất nước nặng.
Đơn bỗ trợ kèm theo
– Bổ sung men vi sinh chuẩn cho bé nhằm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
– Bô sung kẽm chuẩn giúp tăng miễn dịch, tăng tái tạo niêm mạch ruột và tăng hấp thụ.
– Nếu thấy phân lổn nhổn bổ sung kèm enzym tiêu hoá giúp bé tiêu hoá tốt. Đo vi khuẩn tiết độc tố làm phá huỷ nhiều enzym tiêu hoá lên bé hay đi phân sống.
– Có thể sử dụng một số sản phẩm bổ trợ như Hydrasec làm phân khô, nước vôi nhị trung hòa PH phân, nhằm bé đỡ rát khi đi ngoài và tần xuất giảm.
– Bổ sung kèm các vitamin tan trong dầu như A,D,K,E giúp bé phục hồi nhanh.
Nếu trẻ có dấu hiệu nặng cần đi khám để được điều trị sớm nhất nhé!