Bạn đời là người mà ta lựa chọn để gắn bó suốt cả cuộc đời này. Do đó lựa chọn người ấy khó khăn và rất ý nghĩa. Với một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Việc lựa chọn bạn đời là điều vô cùng quan trọng và có […]
Bạn đời là người mà ta lựa chọn để gắn bó suốt cả cuộc đời này. Do đó lựa chọn người ấy khó khăn và rất ý nghĩa. Với một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Việc lựa chọn bạn đời là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa
Không chọn vợ (hay chồng) là người thân cận
Không thể chọn vợ (hay chồng) là người trong cùng dòng họ vì ngoài lý do quan hệ nhân luân, thì còn ảnh hưởng tới chất lượng của thế hệ sau. Những đứa trẻ sinh ra trong những cuộc hôn nhân gần huyết thống thường là dị hình, đần độn, sự phát triển không bình thường. Vì thế khi tìm bạn đời các bạn trẻ cần chú ý tìm hiểu kỹ càng, tránh chọn người cùng dòụg tộc để khỏi ảnh hưởng đến thế hệ sau, ảnh hưởng tới nòi giống dân tộc.
Thế nào là quan hệ cận thân?
Cận thân là chỉ hai ngưòi cùng chung tổ tiên, có quan hệ huyết thống gần gũi. Phạm vi cận thân không được phép tiến tới hôn nhân là: người ruột thịt trực hệ và ngưòi ruột thịt trong vòng 3 đời. Ruột thịt trực hệ là người trực tiếp có quan hệ máu mủ, tức là thân thuộc ỏ các đời trên, dưới sinh ra mình hay minh sinh ra (trên là cha mẹ, ông bà, cụ…, dưới là con, cháu…). Ruột thịt bàng hệ, lấy người đó làm trung tâm, nếu nam nữ thanh niên sinh ra bồi cùng một cha mẹ (gồm người cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) thì gọi là ruột thịt bàng hệ hai đời (tức là anh em, chị em), nếu có cùng bà (bà ngoại) thì gọi là ruột thịt bàng hệ 3 đời (tức là giữa anh chị em họ, hoặc giữa chú – cháu, cậu – cháu).
Bảng dưới đây chỉ các đối tượng không được tiến tối hôn nhân (bao gồm các quan hệ chiều dọc, ngang, hoặc chéo).
Sơ đồ quan hệ ruột thịt trực hệ và bàng hệ trong 3 đời
Kết hôn cận thân nhiều điều hại
Tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên cơ thể một con người. Kết cấu tế bào gồm: nhân tế bào, tế bào chất và màng tê bào. Trên nhiễm sắc thể trong nhân tê bào chứa nhiều loại gien di truyền, có gien tốt, gien không tốt. Những gien này, một nửa lấy từ bô", một nửa lấy từ mẹ, nếu như chỉ có một gien gây bệnh khó biểu hiện ra bệnh trạng, nhưng có hai gien gây bệnh tương đồng thì sẽ phát thành bệnh. Quan hệ huyết thông ỏ hai ngưòi càng gần thì gien tương đồng càng nhiều, nếu giữa bố mẹ và con cái số gien tương đồng chiếm 1/2, giữa ông – cháu là 1/4, anh chị em là 1/4, anh chị em họ là 1/8 thì số gien tương đồng giữa những người không cùng huyết thống chỉ có 1% – 1%. Gien gây bệnh tương đồng gặp nhau có thể phát sinh bệnh di truyền. Vì thê kết hôn cận thân mang tới nhiều tai hại. Ads: Tuyển sinh cao đẳng dược hà nội, cao đẳng dược phú thọ xét tuyển học bạ THPT năm 2016
"Đồng bệnh tương lân" chớ nên "tương ái"
Những ngưòi bị bệnh di truyền thường không muốn con chịu khổ như họ. Vậy nên để khỏi ảnh hưởng thế hệ sau thì chớ để hai người mang bệnh di truyền tương đồng kết hôn. Ví dụ, nếu bô mẹ đều câm điếc bẩm sinh thì con cái sinh ra sẽ cũng dễ câm điếc như bô" mẹ. Vì vậy chỉ nên làm bạn chứ không nên kết hôn.
Tìm hiểu tình trạng sức khỏe người mà mình kết hôn
Khi yêu, các bạn trẻ thường chỉ chú ý tối dung mạo, nghề nghiệp, cá tính, kinh tế của đối phương mà quên đi yếu tố quan trọng là tình trạng sức khỏe. Ví dụ như nam bị dị hình cơ quan sinh dục, nữ không có âm đạo, buồng trứng phát triển không đầy đủ… không những sẽ ảnh hưởng tới đòi sống vợ chồng trong tương lai mà còn rất khó sinh con sau này. Nếu bị bệnh mãn tính như tim, gan hoặc thận, cũng sẽ làm cho hạnh phúc vợ chồng không trọn vẹn. Các bạn trẻ có hiểu biết và tỉnh táo hãy biết cách chọn cho mình một ngưòi bạn gắn bó trăm năm.