Bọc răng sứ thẩm mỹ hiện đang rất được nhiều chị em phụ nữu quan tâm. Phương pháp này giúp khắc phục triệt để những khuyết điểm của răng như vàng ố, răng thưa, răng nứt vỡ…Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bọc răng sứ thẩm mỹ làm đẹp. Bọc răng […]
Bọc răng sứ thẩm mỹ hiện đang rất được nhiều chị em phụ nữu quan tâm. Phương pháp này giúp khắc phục triệt để những khuyết điểm của răng như vàng ố, răng thưa, răng nứt vỡ…Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bọc răng sứ thẩm mỹ làm đẹp.
Bọc răng sứ hay còn gọi là dán sứ vecne lên trên bề mặt răng. Phương pháp này sẽ giúp thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của răng rất tốt. Dán răng còn rất hữu ích trong việc che lấp khoảng trống giữa các răng phù hợp với các khiếm khuyết như sứt, mẻ, mòn hoặc răng thưa, mọc siêu vẹo…
Những việc cần làm trước khi bọc răng sứ
Muốn tiến hành bọc răng sứ, các bạn cần khám xem tình trạng răng, tổ chức quanh hai hàm và khớp cắn có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-Quang. Sau đó, dựa vào kết quả khám và đọc phim bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn kế hoạch điều trị chi tiết trên mỗi bệnh nhân cụ thể.
Sau khi đã điều trị hết các vấn đề của răng rồi mới tiến hành bọc răng sứ. Trước khi bọc thì các bạn cần phải tiến hành mài bớt men răng cũ. Thực tế, thao tác này sẽ làm cho bạn cảm thấy ê buốt và đau lúc đầu. Nhưng nhờ có máy móc hiện đại, công nghệ cao và thuốc tê chuyên dụng cảm giác ê buốt sẽ được giảm đáng kể.
Quy trình bọc răng sứ chi tiết
Bước 1: Khám, chụp X-quang và tư vấn lập kế hoạch điều trị
Đầu tiên các bạn sẽ được các nha sĩ khám tổng quát, yêu cầu chụp X-quang nếu cần. Từ kết quả khám và chụp X-quang, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể tình trạng răng của bạn cũng như tư vấn kế hoạch điều trị chi tiết.
Bước 2. Vệ sinh và chuẩn bị răng cần điều trị
Muốn quá trình bọc răng sứ diễn ra an toàn, đảm bảo, các bác sĩ cần lưu ý phải vệ sinh, sát trùng khoang miệng. Bạn sẽ được lấy cao răng, mảng bám, xử lý các lỗ sâu răng.
Bước 3. Gây tê và mài cùi
Thao tác gây tê được thực hiện nhằm đảm bảo trong thời gian thực hiện bạn không cảm thấy đau,vậy nên bạn không cần phải lo lắng hay sợ hãi. Sau đó, bác sĩ mới sử dụng máy mài răng để phục vụ cho quá trình gắn sứ.
Bước 4. Lấy dấu răng
Muốn có được những chiếc răng phù hợp và chính xác với từng bệnh nhân thì cần lấy dấu răng. Các nha sĩ sẽ sử dụng composite để lấy dấu răng của bạn, sau đó chuyển mẫu răng đó tới phòng kỹ thuật, nơi các chiếc răng xinh xinh được tạo nên. Trong thời gian răng sứ chưa hoàn thành, bạn sẽ phải gắn tạm răng giả để dễ dàng trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ.
Bước 5. Gắn răng sứ
Thông thường, chỉ sau 24 lấy dấu răng các bạn sẽ nhận được những chiếc răng sứ của riêng mình. Trước khi gắn, răng sứ sẽ được các bác sĩ kiểm tra hình dáng, màu của răng có phù hợp không, độ cong vênh, đặc biệt là độ khít sát của răng sứ với gốc răng thật.
Đặc biệt, các mão của răng sứ thường sẽ được gắn tạm để bệnh nhân sinh hoạt cũng như kiểm tra xem răng sứ có thoải mái và phù hợp không. Sau khoảng 1 tuần, các bác sĩ sẽ hỏi lại cảm nhận của bệnh nhân, sự hài lòng và chưa hài lòng để điều chỉnh. Sau đó, răng sứ sẽ được gắn cố định lên răng, quá trình gắn sứ sẽ kết thúc.
Chú ý:
Với các trường hợp răng chỉ bị khấp khểnh xô lệch nhẹ, khớp cắn chuẩn thì có thể tiến hành mài răng xong bọc luôn.
Với các trường hợp răng bị khấp khểnh hô móm nặng thì ko nên làm luôn vì sẽ phải mài nhiều, sâu, có thể tác động đến tủy răng. Các bạn nên lựa chọn các nha khoa uy tín để được khám và tư vấn chính xác, không nên vội vàng quyết định.