Đầu mùa lạnh là thời điểm rất nhiều trẻ bị sốt co giật khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. trong bài viết dưới đây là những điều cần biết về sốt co giật bố mẹ không nên bỏ qua. 1, Sốt co giật là gì? tình trạng co giật do sốt mà không thấy […]
Đầu mùa lạnh là thời điểm rất nhiều trẻ bị sốt co giật khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. trong bài viết dưới đây là những điều cần biết về sốt co giật bố mẹ không nên bỏ qua.
1, Sốt co giật là gì?
tình trạng co giật do sốt mà không thấy bằng chứng của bệnh lý thần kinh trung ương hay rối loạn điện giải cấp tính. Thường gặp từ giữa tháng 6 – 5 tuổi đỉnh cao là cuối năm 2 tuổi. Tỷ lệ là 2-5% trẻ bị nhất là trẻ sinh ra trong gia đình có tiền căn co giật.
Co giật là triệu trứng rối loạn nhất thời kịch phát chức năng não, biểu hiện bằng rối loạn về vận động ý thức , hành vi, cảm giác hay chức năng tự điều khiển, một cách đơn thuần hay phối hợp. Một số co giật chỉ mang tính rối loạn vận động mà không mất ý thức.
Khả năng tái phát co giật càng cao khi tuổi khởi phát càng nhỏ, 50% bé co giật tái sau 6 tháng, 75% bé tái sau 1 năm và 90% bé tái lại trong vòng 2 năm. Những bé có giật khi sốt thấp (38 độ) hoặc chưa đến 1 giờ sốt đã co giật thì tỷ lệ tái phát cao. Tỷ lệ chung tầm 30% trẻ tái phát.
2, Các loại sốt co giật
– Đơn giản : Ngắn, dưới 15p xảy ra đơn độc khi sốt nhưng không kèm nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
– Phức tạp : Kéo dài trên 15p hoặc xảy ra nhiều hơn 1 lần /1 ngày. Loại này nguy hiểm nhất vì có thể nhiễm trùng thần kinh tw nguyên phát, bệnh lý cấu trúc hoặc chuyển hoá. Nếu lặp lại có thể bị rối loạn nặng hơn hoặc động kinh.
4,Nếu bé sốt co giật phức tạp lần đầu nên làm điện não qua đó đánh giá khả năng nhiễm trùng hệ thần kinh. Đo điện não đồ sau cơn có thể cung cấp thông tin về tình trạng bệnh. Sóng chậm toàn thể sau cơn thì là bình thường. Nếu khú trú rõ rệt có thể gợi ý bất thường cấu trúc hệ thần kinh.
5,Nguy cơ động kinh sau sốt co giật là 2%. Hay xảy cao với bé có tiền căn gia đình , bất thường về thần kinh hoặc phát triển trước đây, co giật phức tạp.
Cứ 1 trong 3 yếu tố đó cộng thêm 3%. Bé nào sốt co giật + 1 yếu tố thì 5% nguy cơ động kinh. Cả 3 thì nguy cơ là 11%.
6, Nếu bé sốt co giật đơn giản thì nguy cơ tử vong, tổn thương thần kinh trung ương , suy giảm nhận thức bằng không, gần như không vấn đề gì. Biến chứng này thường xảy ra với bé sốt co giật phức tạp nhưng nguy cơ không cao. Nhưng nếu bé sốt co giật phức tạp mà tái phát thì khả năng suy giảm nhận thức bị nhé.
7, Hầu hết bé số co giật đơn giản không cần uống thuốc chống co giật. Những bé sau mới cần dùng:
– Trẻ sốt co giật lúc nhỏ và hay tái phát
– Trẻ sốt co giật kèm bất thường thần kinh
– Trẻ sốt co giật phức tạp
Tuy nhiên chia sẻ thật với các bạn: phản ứng phụ thuốc nhiều hơn là giảm nguy cơ tái phát , và không giúp cải thiện việc xuất hiện động kinh hay giúp bé cải thiện nhận thức, vận động. Cân nhắc kỹ hoặc tham khảo một bác sỹ nhi tốt.
8, Có hay không việc sử dụng thuốc hạ sốt sớm giảm nguy cơ co giật?
Về cơ bản , các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo sử dụng thuốc hạ sốt tích cực giúp bé dễ chịu và với bé co giật đơn giản có giá trị nhưng điều này không chắc chắn hoặc làm giảm nguy cơ co giật với bé có tiền căn co giật phức tạp, nếu bé bị vẫn co giật như bình thường.
9, Các nguyên nhân gây có giật ở trẻ em
Theo bệnh học:
* Co giật do rối loạn chức năng não:
– Sốt cao
– Rồi loạn chuyển hoá : hạ đường huyết, hạ calci máu, tăng giảm Na máu, nhiễm toan , thiếu B6, hạ Mg máu, vàng da nhân….
– Do ngộ độc cấp: ateooin, kháng histamin, aminophylin…
– Do huyết áp bé cao nhất bé đang viêm cầu thận câp
– Nhiễm khuẩn : uống ván, sốt rét
* Co giật do tổn thương thực thể ở não – màng não:
– Sang chấn sọ não
– Xuất huyết não- màng não
– Nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não , áp xe não
– U não hoặc dị tật bẩm sinh ở não
* Co giật tái diễn (Động kinh): tổn thương não sau chấn thương, xuất huyết, nhiễm độc hoặc động kinh.
Theo lứa tuổi
* Trẻ sơ sinh:
– Ngày thứ 1,2: sang chấn lúc sinh, ngạt, thiếu oxy, xuất huyết nội sọ, do tai biến lúc gây mê, rối loạn chuyển hoá
– Ngày thứ 3: do hạ đường huyết.
– Ngày thứ 4 trở đi: nhiễm khuẩn não, uốn ván , sốt rét, vàng da nhân, hạ điện giải hoặc calci, bệnh chuyển hoá.
* Trẻ nhỏ và trẻ lớn
– Co giật cấp (không tái diễn): sốt cao, nhiễm trùng thần kinh, độc tố vi khuẩn , rối loạn chuyển hoá hoặc ngộ độc cấp, do phù não, sang chấn não hoặc u não
– Động kinh: do các tổn thương thứ phát ở não, vô căn , động kinh lớn…..
10, Những lưu ý khi bé bị co giật
– Trẻ co giật kèm hôn mê, trẻ co giật lần đầu, trẻ co giật kèm sốt, trẻ co giật liên quan đến chấn thương tốt nhât lên đưa đến bệnh viện luôn.
– Hiểu rõ mức độ nguy hiểm của động kinh và co giật nếu không sử lý kịp thời gây tổn thương não do thiếu oxy.
– Nên nắm rõ bước A, B trên khi cần thiết sơ cứu cho bé.
– Nếu bé bị động kinh mà đang sử dụng thuốc không tự ý thay đổi thuốc và liều dùng thuốc. Nên để bác sĩ làm. Khi bé ổn phải ngừng bằng cách hạ liều từ từ không dừng ngay đột ngột.
Xem thêm:
NanoAce Chất kháng khuẩn bề mặt