Thời điểm mùa hè cũng là khoảng thời gian dịch bệnh tràn lan làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là không khí nắng nóng có thể khiến trẻ dễ bị bệnh hơn rất nhiều. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp mùa hè ở trẻ mà các mẹ cần […]
Thời điểm mùa hè cũng là khoảng thời gian dịch bệnh tràn lan làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là không khí nắng nóng có thể khiến trẻ dễ bị bệnh hơn rất nhiều.
Dưới đây là những căn bệnh thường gặp mùa hè ở trẻ mà các mẹ cần chú ý.
Mục lục
1. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Một trong những căn bệnh thường gặp mùa hè chính là bệnh tiêu chảy, đây cũng là căn bệnh tương đối phổ biến các mẹ cần lưu ý, đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy thường có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Trẻ bị tiêu chảy thường do không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, bé ăn dính đồ ăn nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh, đồ ôi thiu hoặc do môi trường sống không vệ sinh.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy các mẹ cần lập tức cho con uống dung dịch oresol cùng nhiều nước, nếu bé nghiêm trọng cần cho đi khám để điều trị kịp thời.
Ngoài ra các mẹ phải chú ý không được tùy tiện ăn đồ bày bán ngoài vỉa hè, giữ môi trường quanh bé đảm bảo sạch sẽ và hướng dẫn bé vệ sinh cá nhân tốt nhất.
2. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ cũng không quá lạ lẫm trong ngày hè này, nhất là khi trời nắng nóng khiến đồ ăn dễ bị biến chất hơn, trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất thấp và dễ bị ngộ độc.
Nếu trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng thì bạn cần cho bé đi viện ngay để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra các mẹ cũng phải đảm bảo bảo vệ con cẩn thận hơn, chọn lựa thực phẩm kỹ càng và giữ vệ sinh cho con trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
3. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng cũng là bệnh không còn xa lạ ở trẻ nhỏ hiện nay, nhất là với trẻ có sức đề kháng yếu thường bị virus xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường hô hấp, phân hay nước bọt của bệnh nhân, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm màng não mà nguy hiểm hơn là tử vong.
Muốn phòng tránh bệnh tay chân miệng bạn cần chú ý giữ vệ sinh thân thể cho trẻ thích hợp, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đảm bảo vệ sinh nhà cửa và giặt giũ chăn màn thường xuyên cho con.
4. Phòng ngừa bệnh thủy đâụ
Muốn phòng ngừa thủy đậu trong mùa hè này bạn cần điều trị sớm cho trẻ, trong trường hợ thấy trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, sau đó tiến tới sốt cao, toàn thân nổi nốt thì cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con, tốt nhất cho con đi tiêm phòng vắc xin từ khi 12 tháng tuổi, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ nhỏ.
5. Phòng ngừa sốt xuất huyết
Tình trạng sốt xuất huyết mùa hè này cũng là bệnh rất dễ lây lan cho bé, trong đó đường truyền chính là do muỗi đốt và rất dễ thành dịch, phổ biến nhất mùa hè.
Trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột thời gian dài, sổ mũi, ho, đau bụng mà nghiêm trọng hơn là nôn, tiểu ra máu, đau bụng, lạnh tay chân.
Nếu bé có dấu hiệu sốt xuất huyết các mẹ cần cho con uống nhiều nước, cho trẻ uống Paracetamol để trẻ hạ sốt nhanh chóng và cho bé đi viện ngay nếu bé đau bụng, chảy máu mũi.