Bạn thức dậy buổi sáng của mình như thế nào sẽ quyết định phần còn lại của cả ngày ra sao. Nếu bạn bắt đầu bằng một ngày mới không có chút năng lượng nào và ngày làm việc không hiệu quả thì có thể bạn đã phạm phải 1 trong 7 sai lầm phổ […]
Bạn thức dậy buổi sáng của mình như thế nào sẽ quyết định phần còn lại của cả ngày ra sao. Nếu bạn bắt đầu bằng một ngày mới không có chút năng lượng nào và ngày làm việc không hiệu quả thì có thể bạn đã phạm phải 1 trong 7 sai lầm phổ biến như sau:
Mục lục
1. Nhấn nút hoãn báo thức (snooze button)
Các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ cho biết, nhấn nút hoãn báo thức không phải là một ý tưởng tốt. Sự thật là mỗi lần bạn nhất nút hoãn báo thức, bạn sẽ lại nhanh chóng thiếp đi và chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ không thể hoàn thành trọn vẹn. Do đó, sau khi thức dậy, bạn sẽ thấy rất mệt mỏi và lười biếng.
2. Nằm lại và cuộn tròn trên giường
Sau khi bạn thức dậy, hãy duỗi thẳng chân và cánh tay của mình trong khi đó bạn vẫn nằm ở trên giường của mình. Bạn càng kéo căng cơ thể của mình, bạn sẽ càng tự tin và vui vẻ hơn trong suốt cả ngày hôm đó. Những người cứ lần lừa nằm cuộn tròn như một chú mèo thường có xu hướng ở trong trạng thái buồn ngủ và stress cả ngày dài.
3. Kiểm tra e-mail
Kiểm tra e-mail ngay sau khi thức dậy sẽ khiến cho bạn xao nhãng những nhiệm vụ quan trọng cần làm trong ngày hôm đó. Tập trung vào các hoạt động hiệu quả thay vì vô thức lướt qua hộp thư đến của bạn.
4. Không dọn dẹp giường
Dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy có liên quan đến năng suất tăng trong suốt thời gian còn lại của một ngày mới. Charles Charles Duhigg, tác giả cuốn The Power of Habit (Sức mạnh của thói quen) và Smarter Faster Better (Thông minh hơn, nhanh hơn, tốt hơn) chia sẻ rằng, dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy vài phút là thói quen đóng vai trò chủ chốt cho phản ứng dây chuyền khiến những thói quen tốt khác cũng được phát triển.
5. Uống cà phê
Nếu bạn là người có thói quen uống một ly cà phê ngay khi vừa thức dậy thì đã đến lúc bạn phải xem xét lại thói quen này. Cơ thể của bạn tự sản xuất ra hormone cortisol (hormone căng thẳng) giúp điều hòa năng lượng từ khoảng 8-9h. Do đó, với hầu hết mọi người thì thời gian tốt nhất để uống cà phê là sau 9h30 sáng.
6. Thức dậy trong bóng tối
Đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối. Nếu bạn thức dậy trong bóng tối hoặc ánh sáng yếu thì bộ não có thể bị nhầm lẫn làm cho bạn thấy buồn ngủ. Hãy mở rèm cửa và nếu bên ngoài còn tối thì bạn nên bật thêm đèn điện.
7. Không có kế hoạch
Bạn có thể uống nước, có thể nghe một vài giai điệu nào đó hoặc có thể gọi điện cho một người bạn… vào buổi sáng. Những hoạt động này, về bản chất đều tốt. Tuy nhiên, tuyệt vời nhất là bạn liên kết những việc đó với một thói quen cụ thể, chẳng hạn như thức dậy và uống nước trong khi nghe nhạc. Sau đó, bạn mặc quần áo rồi đi làm và gọi điện cho bạn bè trên đường ra bến xe bus.
Các nhà khoa học cho rằng sức mạnh ý chí của con người có giới hạn và khi chúng ta sử dụng nó từ rất sớm vào mỗi ngày để ra quyết định tiếp theo nên làm gì thì trong phần còn lại trong ngày, chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi cần tập trung vào công việc của mình.
Thay vì như vậy, bạn hãy để bộ nào của mình được vận hành một cách tự động vào buổi sáng và dự trữ tài nguyên tinh thần khi bạn thực sự cần đến chúng.
Tóm lại, một trong số những nguyên nhân trên đã làm cho bạn có một ngày làm việc không hiệu quả. Vậy thì, các bạn hãy cố gắng để khắc phục chúng nhé! Chúc các bạn luôn thức dậy tràn đầy năng lượng.