Căn bệnh Whitmore do vi khuẩn ăn thịt người gây ra cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể khiến cho bệnh nhân tử vong chỉ sau 48 giờ xâm nhập. Căn bệnh này tưởng như đã bị lãng quên nhưng mới đây đã quay trở lại Việt Nam với số lượng lên đến hàng chục […]
Căn bệnh Whitmore do vi khuẩn ăn thịt người gây ra cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể khiến cho bệnh nhân tử vong chỉ sau 48 giờ xâm nhập. Căn bệnh này tưởng như đã bị lãng quên nhưng mới đây đã quay trở lại Việt Nam với số lượng lên đến hàng chục người mắc. Trong số đó đã có 4 trường hợp gây tử vong vì thế các bạn cần có cách phòng tránh vi khuẩn nguy hiểm này.
Trên thực tế, bệnh Whitmore khó có thể chuẩn đoán đúng. Nên khi phát hiện ra bệnh đã đến giai đoạn nặng tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn cấp còn có thể tử vong chỉ sau 1 tuần tính từ ngày phát hiện. Bệnh này có thể lây lan ngay từ một vết xây xát nhỏ bị tiếp xúc với nguồn bệnh là có khả năng bị lây nhiễm.
Những việc cần làm để phòng tránh vi khuẩn Whitmore
Đối với những người thường xuyên làm việc và tiếp xúc với môi trường đất cát bẩn thỉu cần có phương tiện bảo hộ lao động tốt. Nếu bị trầy xước ngoài da cần điều trị triệt để mới được làm việc tiếp xúc với đất.
Những bện nhân bị tiểu đường, phổi, thận mãn tính có hệ miễn dịch kém cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Nên khi điều trị bệnh cần theo dõi các biểu hiện như: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi… Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Đối với những người như công nhân vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với rác thải, nước cống luôn luôn đảm bảo nguyên tắc an toàn lao động. Tức là bạn cần thường xuyên mang theo đồ bảo hộ cho tay và chân. Tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
Đối với những người bình thường nếu không may cơ thể bị xước xác nhỏ cũng phải hạn chế tiếp xúc với bùn đất. Vì đây chính là con đường chủ yếu lây nhiễm vi khuẩn Whitmore đến vùng da bị tổn thương.
Vi khuẩn Whitmor còn có thể lây qua đường không khí như hít phải hạt bụi có chứa vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường ăn uống khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Lây truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa nếu mẹ bị áp xe vú….Do đó, các bạn cần hết sức lưu ý giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lựa chọn thực phẩm sạch. Đồng thời đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan với các dấu hiệu như sốt, viêm phổi, có ổ áp xe ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhiễm trùng đường tiết niệu…Lúc này, các bạn cần cho bệnh nhân đi khám gấp để xét nghiệm xem có bị nhiễm vi khuẩn Whitmore hay không.
Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore?
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là:
– Sốt,
– Viêm phổi,
– Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí,
– Nhiễm trùng đường tiết niệu…
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần hết sức cảnh giác, phải đến ngay những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân đã từng bị whitmore phải thường xuyên tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, phải có sự kiên trì điều trị vì điều trị khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị bệnh lao.
Xem thêm: