Hầu hết các lễ hội mùa hè cổ truyền tại Việt Nam đều thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt những lễ hội này ngoài nhiều nghi thức truyền thống còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian thú vị thu hút đông đảo người tham gia. 1. Lễ hội đền […]
Hầu hết các lễ hội mùa hè cổ truyền tại Việt Nam đều thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt những lễ hội này ngoài nhiều nghi thức truyền thống còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian thú vị thu hút đông đảo người tham gia.
Mục lục
1. Lễ hội đền Chèm
Lễ hội đền Chèm được diễn ra ngày 15 tháng 5 âm lịch, tổ chức tại đền Chèm, Từ Liêm, hà Nội.
Đây là ngôi đền thờ Lý Ông Trọng, một trong những công thần dẹp giặc Hung Nô, trong ngày này có tổ chức nghi lễ tắm tượng và nhiều trò chơi dân gian thú vị khác mà bạn có thể tham gia.
2. Lễ hội Phật Đản Tiểu Thừa
Lễ hội Phật Đản Tiểu Thừa được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 âm lịch, là ngày lễ được tổ chức sau khi lễ Phật Đản của Đại Thừa đã kết thúc chừng một tháng.
Trong ngày lễ ngày người dân Kh’mer tại Nam Bộ cùng nhiều tín đồ Phật Giáo tổ chức các nghi thức riêng của Đạo Phật cả ngày lẫn đêm.
3. Lễ hội Trà Cổ
Lễ hội Trà Cổ được tổ chức từ ngày 29 tháng 5 tới ngày 26 tháng 6 âm lịch tại Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh.
Trong suốt thời gian lễ hội diễn ra tổ chức nhiều nghi thức trong đó có nghi thức rước Trà Cổ về quê tổ tại Đông Sơn và rước Vua ra bể, trong đó có nghi thức cả đội quân cầm cờ thần, vũ khí cùng với phường Bát Âm.
Ngay khi kết thúc nghi thức sẽ là cuộc thi về những sản phẩm được trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có các cuộc thi nấu ăn, thi làm cỗ.
Riêng ngày 6 tháng 6 âm lịch khi kết thúc lễ hội còn có cuộc thi múa bông cực hấp dẫn.
4. Lễ hội Đình Làng Phú Xuân
Lễ hội Đình Làng Phú Xuân được tổ chức từ ngày 5 tới ngày 6 tháng 6 âm lịch tại Phú Xuân, Tây Lộc, Huế.
Trong lễ hội tổ chức các nghi thức suy tồn những vị thần khai sáng ra làng Phú Xuân cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
5. Lễ hội kéo ngựa gỗ
Lễ hội kéo ngựa gỗ được tổ chức từ ngày 10 tới ngày 6 âm lịch, được tổ chức tại Cát Hải, Hải Phòng.
Thời điểm trước lễ hội dân làng Đông Lương cùng làng Hoàng Châu đã làm hai con ngựa gỗ, bên dưới có gắn bánh xe nhỏ để điều khiển ngựa đi dễ dàng hơn.
Trong lễ hội người dân sẽ tổ chức điều khiển ngựa chạy thành vòng tròn, yêu cầu người điều khiển phải nhanh nhẹn, mưu mẹo và có thể lực tốt, có sự khéo léo cần thiết.
6. Lễ hội Vàm Láng
Lễ hội Vàm Láng được tổ chức vào ngày 16 tháng 6 âm lịch, được tổ chức tại Gò Công Đông, Tiền Giang.
Vào ngày lễ các ngư dân tiến hành lễ hội rước cá ông Voi, thắp howng tụng kinh và làm cỗ mặn chèo thuyền ra khơi.
Trong lễ hội này đều có cá Ông Voi tham dự, phun lên trời nhiều cột nước để báo hiệu chứng kiến cho sự trung thành của ngư dân, là điềm lành trong làm ăn sinh sống của ngư dân.
7. Lễ hội Chùa Dâu
Lễ hội Chùa Dâu là lễ hội lớn được tổ chức tại Thuận Thành, Bắc Ninh và được tổ chức trong ngày phật đản.
Tại lễ hội Chùa Dâu người dân có thể dâng hương kính Phật và tham gia các hoạt động văn hóa, nông nghiệp và tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây.
Trên thực tế lễ hội Chùa Dâu còn tổ chức rước tượng thần Pháp Điện, Pháp Lôi và Pháp Vũ từ nhiều ngôi chùa các làng khác về tụ hội cùng thần Pháp Vân được thờ ở Chùa Dâu.
Nơi đây còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh gậy, dâng nước, múa rùa, múa sư tử, múa trống, múa hạc, đấu vật, cướp nước, đấu cờ người…..