T5, 05 / 2017 10:16 sáng | invn_admin

Chăm con mũm mĩm và khỏe mạnh là một điều mà rất nhiều bà mẹ đang quan tâm. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con về cách chăm sóc từng bữa ăn và chăm sóc bé yêu từng giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh […]

Chăm con mũm mĩm và khỏe mạnh là một điều mà rất nhiều bà mẹ đang quan tâm. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con về cách chăm sóc từng bữa ăn và chăm sóc bé yêu từng giai đoạn để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Dưới đây là một số mẹo chăm con cực kì khoa học, các mẹ tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình nhé.

1. Cho trẻ bú theo nhu cầu

Sữa mẹ là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế chăm con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ có một chế độ ăn phù hợp và giúp trẻ phát triển. Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ bạn không cần quan tâm đến thời gian cho trẻ ăn vì hễ trẻ đòi bú là bạn nên cho trẻ bú ngay. Những giai đoạn này sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà mẹ cung cấp cho trẻ vì vậy hãy cung cấp đủ sữa bằng chế độ ăn uống hợp lý của các bà mẹ.

Mẹo chăm con bụ bẫm một cách khoa học mà bạn không hề biết

Trẻ bú theo nhu cầu sẽ giúp trẻ tăng cân một cách tự nhiên và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và ổn định. Nếu bạn cung cấp đầy đủ sữa mẹ cho trẻ thì đây bước đệm để trẻ có một thân hình mũm mĩm cho những giai đoạn tiếp theo.

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ đang trong thời kỳ cho con bú

Chế độ dinh dưỡng cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú được xem là yếu tố vô cùng cần thiết. Các mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất các vitamin, có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo lượng sữa tiết ra, hơn thế tâm lý cũng cần được giữ thoải mái để không làm giảm dinh dưỡng và thành phần miễn dịch trong sữa.

Khi người mẹ có chế độ dinh dưỡng và chế độ dinh hoạt khoa học và hợp lý thì bạn hoàn toàn yên tâm cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ nhỏ. Mẹ hãy luôn quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con để con có thể có điều kiện phát triển tốt nhất.

Mẹo chăm con bụ bẫm một cách khoa học mà bạn không hề biết

3. Không nên cho trẻ uống nước trái cây

Những nước trái cây thực sự chưa cần thiết trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ trừ khi trẻ bị táo bón. Những chất lỏng cần thiết cho trẻ là sữa mẹ và nước, thường những bé thường 4 tháng tuổi cần cung cấp đầy đủ những chất lỏng trên.

4. Thời gian hợp lý để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm

Thời gian cho bé ăn dặm hợp lý khi bé sau 6 tháng tuổi. Bạn không nên cho trẻ ăn dặm sớm vì lúc đó hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện và còn non yếu. Nếu bạn cho trẻ ăn dặm sớm thì không những trẻ bị mắc những chứng bệnh khó tiêu hơn thế khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sợ ăn và khó tiêu. Vì thế, các mẹ cần có những hiểu biết ngay từ đầu về thời gian cho trẻ ăn dặm để không ảnh hưởng đến sự hệ tiêu hóa của trẻ.

Mẹo chăm con bụ bẫm một cách khoa học mà bạn không hề biết

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn. Khi trẻ dần lớn lên thì sữa mẹ không thể cung câp cho trẻ những hàm lượng dinh dưỡng cần thiết vì thế bạn cần cho trẻ ăn dặm vào thời gian thích hợp. Nếu lượng dinh dưỡng trẻ cần bạn không cung cấp đủ đây là lý do khiến cho trẻ mắc những căn bệnh như sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng và thiết máu từ đó dẫn đến còi xương.

5. Trẻ khó tính trong vấn đề ăn uống là chuyện bình thường

Thông thường trẻ ở những độ tuổi này đều chán ăn và biếng ăn nên cha mẹ không cần lo lắng quá cho trẻ. Bạn hãy đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và cần bằng để có thể giúp trẻ tránh được những hiện tượng suy dinh dưỡng.

6. Luôn đảm bảo bốn yếu tố trong phục vụ bữa ăn cho trẻ

Mẹ hãy luôn đảm bảo là người sẵn sàng phục vụ cho trẻ từng bữa ăn như sau:

Mẹo chăm con bụ bẫm một cách khoa học mà bạn không hề biết

+ Kiên trì là điều cần thiết với các mẹ khi cho trẻ ăn, trẻ biếng ăn nhưng không phải trẻ sẽ không ăn. Bạn có thể nghĩ ra các trò chơi chêu đùa để giúp trẻ hào hứng thoải mái, trẻ sẽ tự động ăn mà không cần mẹ phải bắt ăn.

+ Cha mẹ hãy giữ thói quen ăn hoa quả và rau quả mỗi ngày để tạo và giữ thói quen cho trẻ nhé

+ Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thích thú với những bữa ăn lạ miệng, hãy luôn sáng tạo và thay đổi thực đơn cho trẻ để trẻ có thể ngon miệng trong từng bữa ăn, việc làm đó còn giúp cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết.

 

Bài viết cùng chuyên mục