T4, 10 / 2019 10:45 sáng |

Cảm ơn quý vị trong suốt thời gian qua đã ủng hộ, theo dõi và quý mến hệ thống “SỨC KHỎE THỜI ĐẠI”. Để cảm ơn tấm chân tình của quý vị cũng như giúp cho quý vị chọn vẹn hơn, chúng tôi xin dành tặng quý vị chương trình tư vấn sức khỏe đặc […]



Cảm ơn quý vị trong suốt thời gian qua đã ủng hộ, theo dõi và quý mến hệ thống “SỨC KHỎE THỜI ĐẠI”. Để cảm ơn tấm chân tình của quý vị cũng như giúp cho quý vị chọn vẹn hơn, chúng tôi xin dành tặng quý vị chương trình tư vấn sức khỏe đặc biệt và hoàn toàn miễn phí. Đăng ký tại đây:

CHĂM SÓC TRẺ: BỆNH TÁO Ở TRẺ, NGUYÊN NHÂN, NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Bệnh táo bón ở trẻ là tình trạng khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu, phân rắn, khó bài xuất phân. Bình thường khoảng cách giữa hai lần đi ngoài tùy theo lứa tuổi.
Để nhận biết trẻ bị bệnh táo bón phải quan tâm đến biểu hiện và độ tuổi của trẻ. Từ đó mới biết cách chữa trị bệnh táo bón của trẻ đúng nhất.
Trẻ nhỏ hơn 12 tháng thường có biểu hiện: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.
Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.
Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị táo bón.
Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có thể trẻ bị táo bón.
Nguyên nhân:
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị táo bón nhưng có thể kể đến 3 nguyên nhân hàng đầu: Thứ nhất, do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.
Thứ hai, chế độ ăn uống của bé không hợp lí. Tức là mẹ cho bé ăn uống không điều độ, trẻ uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đạm và protein, dẫn đến thiếu nước. Ngoài ra, một phần có thể do mẹ pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày. Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ. Mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
Thứ ba, trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Ngoài ra, có 1 số trẻ mắc yếu tố tâm lí như ngại đi ngoài, sợ đi ngoài, ở lớp không dám xin cô đi ngoài nên thành ra, trẻ rất dễ bị táo bón.
Để khắc phục tình trạng táo bón của trẻ, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Nếu bé lười ăn rau, canh, một li nước ép hoa quả hay rau củ mỗi ngày cũng là cách hay giúp bé bổ sung thêm chất xơ và các vitamin. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho bé men vi sinh chứa đường Furctose-oligosaccharide giúp bé tiêu hóa tốt thức ăn, chống táo bón, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Cùng con vận động hàng ngày cũng là cách hay để thức ăn dễ được tiêu hóa thay vì bắt trẻ chỉ ngồi chơi, học bài trong nhà.
ĐIỀU TRỊ:
-Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. – Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
– Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
– Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
– Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Thực phẩm điều trị và đẩy lùi nguy cơ táo bón cho bé
1. Quả bơ giúp đẩy lui táo bón cho trẻ Bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho trẻ bị táo bón. Không chỉ tốt mà bơ cũng là một loại quả dễ chế biến. Mẹ chỉ cần dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức.

source

Bài viết cùng chuyên mục