T5, 03 / 2020 1:09 sáng | invn_admin

Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất 1, Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh Sau khi sinh bà mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì bà mẹ rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi […]



Cách chăm sóc cho bà mẹ sau sinh khoa học nhất

1, Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh bà mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì bà mẹ rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được. Những thực phẩm mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này là:

Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất
Chất bột đường thường có trong cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
Nên cung cấp Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu
Canxi từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé

2, Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh hợp lý

Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sản phụ sinh thường.

Vận động nhẹ nhàng:

Sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp, vừa phải để đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra việc tập thể dục, massage còn mang lại lợi ích như:

Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và mau lành vết mổ khi mổ đẻ.
– Giảm căng thẳng, stress, đặc biệt, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền sẽ là phương pháp tối ưu giúp các mẹ hồi phục sức khỏe, tâm lý nhanh chóng và giảm trầm cảm sau sinh.
– Giảm tỉ lệ đau lưng.
– Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu, tốt cho tim mạch.
– Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
– Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
– Giảm các tai biến tim mạch.
– Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
– Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn.Nhiệt độ trong phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27 -29 độ C. Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 trong than sẽ gây ngạt cho em bé.

Đau hậu sản, bàng quang, chảy máu… là những vấn đề thường gặp nhất sau khi sinh. Chúng khiến các mẹ khó chịu, đau nhức và mệt mỏi. Dưới đây là một số biện pháp xử trí giúp các mẹ giảm bớt những lo lắng này:

Đau hậu sản:

Mẹ có thể bị đau quặn ở bụng, nhất là những khi cho con bú, do tử cung có thắt để trở lại kích cỡ như trước khi có thai. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ đang trở lại trạng thái bình thường. Các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Và trong trường hợp co thắt mạnh một liều thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol có thể khiến các mẹ dịu cơn đau.

Bàng quang:

Đi tiểu nhiều hơn trong những ngày đầu là bình thường vì cơ thể thải đi nước dư tích lại trong khi có thai. Tiểu tiện lúc đầu có thể khó khăn vì đau, tuy nhiên mẹ nên cố đi tiểu sau sinh càng sớm càng tốt. Mẹ nên đứng dậy và đi lại cho để làm cho dòng tiểu mạnh hơn. Nếu có vài mũi khâu thì nên xối nước ấm khi đi tiểu để đỡ rát.

Chảy máu:

Mẹ có thể chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào từ 2-6 tuần sau khi sinh. Chứng này thường có thể ngưng nhanh hơn nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ. Chất sản dịch màu đỏ tươi có thể sẽ ra nhiều lúc đầu, nhưng qua ngày kế tiếp chất này sẽ giảm đi và dần dần chuyển sang màu nâu nhạt. Thường dịch bài tiết này sẽ tiếp tục ra cho đến kỳ kinh đầu tiên. Và việc mẹ cần làm là dùng những tấm lót băng vệ sinh thấm chất dịch tiết ra, không nên dùng băng vệ sinh bên trong âm đạo có thể gây nhiễm trùng.

Táo bón:

Đây là triệu chứng thường gặp nhất sau sinh. Biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này là uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau. Một số cách khác như đi dạo, tập bài tập Kegel, tránh căng thẳng và sử dụng các chất làm mềm phân cũng giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra nhai kẹo cao su để kích thích phản xạ tiêu hóa cũng là một mẹo hay cho các mẹ.

Mũi khâu:

Các mũi khâu có thể đau khoảng 1-2 ngày, hầu hết sẽ tiêu đi trong vòng một tuần. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sỹ. Nếu vẫn tiếp tục đau trong nhiều tuần, hỏi ý kiến bác sỹ về việc có thể tăng liều lượng hoặc dùng thuốc khác mạnh hơn hay không. Lưu ý mẹ không làm việc nặng, bê vác đồ đạc sau khi sinh. Có thể làm dịu các cơn đau bằng cách chườm túi nước đá xung quanh vết mổ và nằm xuống để tránh lực ép lên các mũi khâu.

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục