T5, 11 / 2019 4:32 sáng |

Kiểm tra sức khỏe cho bé | Sức Khỏe Đời Sống ———- Kiểm tra sức khoẻ trẻ sơ sinh là cách ghi lại sự tăng trưởng của bé để sớm phát hiện những bất thường và điều trị cho phù hợp. Nhưng bạn cũng cần nhớ rằng việc bé có phát triển đúng theo các […]



Kiểm tra sức khỏe cho bé | Sức Khỏe Đời Sống
———-
Kiểm tra sức khoẻ trẻ sơ sinh là cách ghi lại sự tăng trưởng của bé để sớm phát hiện những bất thường và điều trị cho phù hợp. Nhưng bạn cũng cần nhớ rằng việc bé có phát triển đúng theo các chỉ số trên biểu đồ hay không thật ra không quá quan trọng, miễn bé vẫn phát triển và khoẻ mạnh bình thường.

Trong lần khám đầu tiên, thường là 6 tuần sau khi sinh, bác sĩ sẽ đo chiều cao, cân nặng, vòng đầu của bé và ghi lại trên biểu đồ. Mỗi lần khám sau đó các thông số này sẽ được đo và ghi lại để xác nhận bé đang phát triển bình thường.

Dưới đây là việc khám kiểm tra sức khỏe trẻ sơ sinh tổng quát:
Đầu – sọ của bé tạo nên bởi một số xương chưa hoàn toàn gắn chặt với nhau, khoảng cách giữa các xương sọ sẽ khít lại khi bé 12 đến 18 tháng tuổi. Bác sĩ cũng sẽ khám tai xem có dấu hiệu nhiễm trùng không, có khi bác sĩ vỗ tay thật to xem bé có phản xạ lại tiếng ồn (phản xạ giật mình); kế đến là khám mắt xem có bị tắc tuyến lệ không và tiếp theo đó, sẽ theo dõi xem bé có làm theo các cử động và theo hướng ánh sáng không. Bé cũng được khám miệng xem có bị bệnh tưa miệng – một triệu chứng phổ biến nhưng cũng dễ điều trị ở trẻ sơ sinh. Nếu có thể, bác sĩ sẽ khám vòm miệng để chắc chắn không bỏ sót chỗ hở hàm ếch nào dù các bé ít khi hợp tác trong việc kiểm tra này.
Ngực – bác sĩ sẽ “nghe” phổi và tim. Nếu tim đập khẽ cũng không phải là bất thường, hầu hết điều này sẽ biến mất khi bé lớn lên. Nếu có gì đáng lo ngại bác sĩ sẽ giới thiệu đến tư vấn ở một chuyên gia về tim.
Bụng – bác sĩ sẽ khám rốn, nơi thường bị thoát vị, nơi các phần mỡ hoặc ruột phình từ trong ra ngoài. Một dụng cụ dò quanh vùng bụng sẽ phát hiện bất kỳ cơ quan nội tạng nào có kích thước bất thường. Rồi đến bộ phận sinh dục được khám xem có nhiễm trùng ở bé gái hay tinh hoàn ẩn ở bé trai và các dấu hiệu của sa khớp háng hoặc bẹn nào không.
Hông – khám xem có bệnh trật khớp xương hông bẩm sinh không, bằng cách nắn nhẹ các khớp nối xem có nghe phát ra tiếng “click” không, việc khám này không gây đau. Sau cùng, một cái búng tay nhẹ để khám phần lưng xem có chỗ trũng nào cuối xương sống có thể gây bệnh nứt đốt sống.
Bác sĩ sẽ khám tổng thể trên da xem có khiếm khuyết bất thường hay nốt sần nào có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh về da. Bác sĩ có thể hỏi những câu tuỳ theo độ tuổi của bé như:

Bé có cử động phần đầu không
Bé có phản xạ lại tiếng ồn không
Mắt bé có hướng theo bạn không
Bé có cho tay vào miệng không
Bé có cuộn người lại vì đau bụng không
Đây cũng là lúc để bạn nêu thắc mắc, vì vậy hãy liệt kê trước những điều cần hỏi và đừng ngại hỏi bác sĩ.

Sau cùng, 6 tuần tuổi đánh dấu bước khởi đầu của quá trình tiêm chủng. Ðừng quá cãng thẳng, hãy ôm bé vào lòng và vỗ về khi đưa bé đi tiêm: nếu bạn cho bé xài chơi để bé quên cơn đau thì nhớ đừng bỏ quên trong xe!

Đây chỉ là giai đoạn đầu của quá trình làm cha mẹ lâu dài mà không hề có sẵn cuốn “sách hướng dẫn” nào, vì thế, cần có cả đội ngũ để chắc chắn bé yêu của bạn được chăm sóc tốt nhất. Và bộ phận chăm sóc sức khoẻ là một phần của đội ngũ đó sẵn sàng để giúp bạn – vì thế đừng ngại yêu cầu để được hỗ trợ!

source

Bài viết cùng chuyên mục