CN, 10 / 2020 9:01 sáng | invn_admin

Làm sao để có nhiều sữa cho con bú Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường. Trong vài tháng đầu, trẻ […]



Làm sao để có nhiều sữa cho con bú

Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.

Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều lần trong ngày (8-12 lần trong vòng 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và giờ nghỉ ngơi bị gián đoán. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình.

Cách để mẹ có nhiều sữa cho con bú

Phải đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Mặt bé phải hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.
Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi quần tã. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.
Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.
Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.
Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.
Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.
Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.
Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.
Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.
Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.
Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.
Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.
Luôn ở cạnh những người ủng hộ bạn trong việc cho con bú. Điều này có tác dụng hỗ trợ tinh thần rất tốt.
Chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.
Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.
Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.
Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu mới sinh.
Nguyên nhân sữa mẹ ít

Mẹ từng có tiền sử phẫu thuật ngực như nâng ngực hay giảm nhỏ ngực. Mặc dù bác sĩ phẫu thuật có thể đã cố gắng để duy trì mô vú tạo sữa càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Việc cắt đứt các dây thần kinh và ống dẫn từ vú tới núm vú có thể gây ra vấn đề.
Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.
Khi bé không biết cách ngậm ti và nuốt, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem đã đúng tư thế chưa.
Do một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như hành kinh, thụ thai hay sử dụng nội tiết tố nhân tạo.
Cho bé bú ít và chưa đủ để kích thích tạo sữa.
Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.
Có thai.
Sử dụng các loại thuốc ức chế tạo sữa. Một số thảo dược cũng có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của mẹ.
Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú dẫn tới dần dần mất khả năng tạo sữa.
Cho bé ăn dặm sớm làm bé không còn muốn bú mẹ nữa.
Nếu bạn còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ ngay tới các bác sĩ chuyên khoa hoặc các trung tâm y tế cộng đồng để có thể có sự tư vấn kịp thời và thích hợp.

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục