T3, 12 / 2019 7:59 sáng | invn_admin

Hiện nay có rất nhiều cách phòng bệnh cho bé bên cạnh việc vệ sinh và cách ly nguồn bệnh, còn cách sử dụng trực tiếp kháng thể và tiêm chủng phòng bệnh. Có thể nói, tiêm chủng phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa bệnh có hiệu quả và an toàn, kinh tế. Nhờ […]

Hiện nay có rất nhiều cách phòng bệnh cho bé bên cạnh việc vệ sinh và cách ly nguồn bệnh, còn cách sử dụng trực tiếp kháng thể và tiêm chủng phòng bệnh. Có thể nói, tiêm chủng phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa bệnh có hiệu quả và an toàn, kinh tế. Nhờ có tiêm chủng mà có một số bệnh đã bị loại trừ trên toàn thế giới hoặc không còn gây những dịch bệnh lớn.

Theo đó, muốn đạt hiệu quả cao nhất nhằm tạo miễn dịch cộng đồng thì tỷ lệ bao phủ tiêm chủng phải trên 85%. Tất nhiên khi bạn được tiêm chủng không có nghĩa bạn không bị mắc bệnh đó, bạn vẫn có thể mắc lại như thường nếu trong vùng dịch nhưng bạn bị nhẹ hơn và ít biến chứng nguy hiểm như những người chưa được tiêm chủng.

Tiêm chủng mở rộng

– 24 h đầu sau sinh : lao, viêm gan B

– 2 tháng : combefive 5 in 1 kèm uống bại liệt . hoặc chỉ 6 in 1 mũi 1

– 3 tháng : 5 in 1 mũi 2 kèm uống bại liệt hoặc 6 in 1

– 4 tháng : 5 in 1 mũi 3 kèm uống bại liệt hoặc 6 in 1

– 9 tháng : sởi đơn

– 18 tháng : 5 in 1 nhắc lại và sởi đơn nhắc lại

Các mũi tiêm ngoài tiêm chủng mở rộng các mẹ cần tiêm

– Rotavirut uống : bắt đầu từ 2 tháng tuối, cách nhau 4 tuần và hoàn thành khi bé được 24-32 tuần

– Phế cầu : loại liên hợp dành cho bé nhỏ tiêm tháng tuổi 2,4,6 nhắc lại khi bé 12 tháng. Ngoài ra với bé trên 2 tuổi hoặc người lớn thì tiêm loại polysaccarit nhắc lại sau mỗi 3 năm

– MMR ( Sởi- quai bị rubella ) là vavxxin sống giảm độc lực ( các mẹ chú ý thành phần nhé ) tiêm cho bé khi 12 -15 tháng tuổi và nhắc lại lúc 6 tuổi

– Thuỷ đậu : vacxxin sống giảm độc lực cho bé từ 12 tháng tuổi, trẻ 12 tháng tiêm 1 liều nhắc lại lúc 4-6 tuổi hoặc sau 3 tháng tiêm liều 1

– Cúm : tiêm cho bé khi bé trên 6 tháng tuổi, trẻ dứoi 9 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 4 tuần, trẻ lớn trên 9 tuổi tiêm 1 liều duy nhât. Mỗi năm nhăc lại một lần

– Não mô cầu A,C : Tiêm cho bé 2 tuổi trở lên, nhắc lại sau 3 năm

– Viêm gan A : Tiêm cho bé 12 tháng , nhắc lại sau 6-18 tháng

– Tiêm HPV cho bé gái trên 9 tuổi , là vacxxin hoá trị 4 có khả năng phòng bệnh do HPV type 6,11,16,18 chủ yếu là gây ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo bé gái.

– Các mẹ chú ý khi tiêm vacxxin : hai VACXXIN dạng sống cách nhau it nhất 4 tuần, còn vacxxin không phải dạng sống thì tiêm cùng được hoặc khoảng cách bao lâu cũng được. Do hoàn cảnh nào đó mà bé chậm hoặc tăng khoảng cách thời gian tiêm nhắc không làm giảm hiệu quả của vacxxin nên không cần tiêm lại từ đầu. Nhưng khi tiêm gần nhau quá 1 loại vacxxin thì lại giảm tác dụng.

Xử lý thế nào với các phản ứng sau tiêm?

Có tương đối nhiều các phản ứng sau tiêm mà chúng ta cần xử lý

– Đối vơi phản ứng quá mẫn cấp tính hoặc sốc phản vệ tốt nhất đưa bé đên viện , tại đó xử lý theo phác đồ. Tất nhiên tỷ lệ trẻ bị cũng không nhiều

– Đau khớp sau khi tiêm MMR có thể kéo dài 10 ngày, trong trường hợp này chỉ cần giảm đau

– Viêm dây thần kinh cánh tay : khi tiêm uốn ván chẳng hạn, bé có cảm giác đau ở bả vai, cơ yếu , trường hợp này chỉ cần giảm đau, bé tự khỏi

– Hội chứng màng não do tiêm combefive xáy ra sau 48 h hoặc 7-10 ngày với vacxxin sởi : co giật, ý thức rối loạn , hành vi thay đổi thì đến viện điều trị hỗ trợ

– Sốt trên 38,5 độ uống hạ sốt, đau vết tiêm chườm mát, cứng vết tiêm chườm ấm day nhẹ.

– Nếu vết tiêm apxxe ( thấy vết tiêm mềm hoặc chảy dịch ) đến viện để chích , dẫn lưu kèm uống kháng sinh.

– Viêm hạch trong tiêm lao : nổi hạch tại bên tiêm thường tự tan, nếu hạch dính vào da hoặc rò rỉ thì ra Pk chích rạch vệ sinh.

– Khóc thét liên tục trong vòng 3 tiếng sau tiêm dùng hạ sốt giảm đau.

– Giảm tiểu cầu khi tiêm MMR thuờng tự khỏi.

– Co giật : lau mát kèm xử trí co giật.

Khi nào bé không được tiêm chủng?

Chống chỉ định chung

– bé đang mắc các bệnh nhẹ như viêm hô hâp trên hay viêm mũi dị ứng vẫn tiêm bình thường . nếu bé đang bị nặng hoặc cấp tính thì ưu tiên điêu trị trước mới tiêm

– bé đang dùng corticoid liều cao : 1-2 mg/1 kg / 1 ngày

– bé đang sốt cao

– đang dùng thuốc ức chế miễn dịch liều cao

– đang điều trị kháng sinh hoặc phục hồi bệnh

– chống chỉ định tuyệt đối khi bé dị ứng với thuốc mà lần đầu tiên có phản ứng nặng hoặc trẻ sốc phản vệ do vacxxin.

Chống chỉ định không được tiêm cho từng loại vacxin

– 5in1 hoặc 6 in 1 : bị bệnh lý não trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng , trẻ sốt trên 40,5 độ sau 48 h khi tiêm mũi trước đó, bé có biểu hiện suy sụp hay giống sốc khi tiêm mũi trước đó, có giật sau 3 ngày tiêm mũi trước đó, khóc dai dẳng sau tiêm mũi trước đó. Có nghĩa là gần như các bé tiêm combe five có phản ứng mạnh khi tiêm mũi 1 cần dừng lại

– Sởi – quai bị – rubbella: Có phản ứng với trứng hoặc neomycin , đang mang thai, suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng corticoid liều cao, thận trọng khi 3 tháng gần đay dùng IG ( annaferon các mẹ hay dùng ) giảm tiểu cầu hoặc có bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu

– Thuỷ đậu: đang mang thai hoặc bệnh nặng . đang bú mẹ , phản ứng với neomycin, đang suy giảm miễn dịch hoặc bà con huyết thống bậc 1 có suy giảm miễn dịch do di truyền, đang bị lao tiến triển.

– Cúm : dị ứng khí ăn lòng đỏ trứng gà.

Những lưu ý khi tiêm chủng

– Ở lại cơ sở y tế ít nhất 30p để theo dõi sức khoẻ bé sau tiêm.

– Nếu thấy bé sốt cao trên 39 độ, quấy khóc kéo dài trên 3 tiếng, tím tái, co giật đưa đến viện.

– Tuyệt đối không uống hạ sốt trước khi tiêm hoặc ngay sau khi tiêm mà bé không sốt, tránh che đi dấu hiệu phản vệ , nguy hiểm cho bé.

 

Bài viết cùng chuyên mục