T5, 11 / 2019 5:32 sáng |

Thiếu máu ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu và cách phòng ngừa Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường. Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… […]



Thiếu máu ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường. Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Thiếu máu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Và dấu hiệu để nhận biết cũng như cách phòng ngừa như thế nào? Hãy tham khảo bài viết vòng dâu tằm Hải Yến chia sẻ để có kiến thức chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn các mẹ nhé.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ nhỏ
Thiếu dinh dưỡng thích hợp: Để tạo được hồng cầu thì cơ thể của bé phải có đủ khoáng chất thích hợp đó là vitamin, sắt, B12. Nếu cơ thể của bé thiếu một trong những khoáng chất này sẽ không thể sản xuất được hồng cầu. Tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ do thiếu dinh dưỡng thường xảy ra ở những trẻ trên 1 tuổi và trẻ sinh thiếu tháng.
Biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Nên bệnh ung thư bạch cầu hay ung thư tủy xương sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất hồng cầu.
Sự bất thường trong huyết cầu tố: Cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng và số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Chính điều này sẽ làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết gây nên tình trạng thiếu máu.
Dấu hiệu bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ thể hiện ở trạng thái bên ngoài cũng như tu duy trí não của bé. Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Do thiếu máu nên thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Vì vậy, cơ thể của trẻ sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn để chở đủ oxy giao cho mô.
Thiếu máu do thiếu sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to… Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Cách phòng ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ
Thiếu máu ở trẻ nhỏ thường do nguyên nhân là thiếu chất sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu sắt cho trẻ từ các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, rau xanh. Trong trường hợp cần thiết, mẹ cũng có thể cho con uống thêm viên sắt để giúp cơ thể tạo nhiều máu hơn.
Với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt vì trong sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt, dễ hấp thụ hơn trong các loại thức ăn khác. Cho trẻ ăn ngũ cốc bổ sung sắt, khi 8 tháng tuổi nên bổ sung các loại thức ăn khác giàu sắt như các loại đậu, súp lơ xanh, lòng đỏ trứng gà.

Nguồn:
Nguồn:
Website:
Fanpage: Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi mang bầu, nuôi con nhỏ tại kênh Mr Ngo nhé!

source

Bài viết cùng chuyên mục