Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc giun sán qua đường thức ăn hoặc xâm nhập qua da khi bé sinh hoạt trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Khi bị nhiễm giun, cha mẹ có thể thấy trẻ có biểu hiện biếng ăn, đau bụng, không tăng cân, ngứa hậu môn. Trẻ nhiễm nặng […]
Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc giun sán qua đường thức ăn hoặc xâm nhập qua da khi bé sinh hoạt trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Khi bị nhiễm giun, cha mẹ có thể thấy trẻ có biểu hiện biếng ăn, đau bụng, không tăng cân, ngứa hậu môn. Trẻ nhiễm nặng có thể đi phân ra giun, giun ngoe nguẩy ở hậu môn, ho kéo dài, nổi mề đay hay có vết bầm ở da.
Đặc biệt, với thời tiết nóng ẩm hiện nay là môi trường thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng, giun sán. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa coi trọng việc phòng, tránh, tẩy giun cho trẻ nên rất nhiều bé bị nhiễm giun nặng. Nhất là ở những gia đình nuôi chó mèo, khu vực trồng hoa màu sử dụng phân tươi, gia đình hay cho trẻ bò dưới sàn bẩn, ăn bốc, không vệ sinh tay chân…
Đáng lo nhất, nhiều trẻ có thể bị lây nhiễm sán từ chó, mèo qua da nhưng sán không đi đến đường ruột mà khu trú tại các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó, gây ra bệnh khó chẩn đoán được.
source