Trẻ phát triển đến giai đoạn biết nói nhưng chậm nói khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi sự không bình thường này. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, có thể do một số yếu tố khách quan ảnh hưởng. Đơn giản, bạn chỉ cần […]
Trẻ phát triển đến giai đoạn biết nói nhưng chậm nói khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi sự không bình thường này. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, có thể do một số yếu tố khách quan ảnh hưởng. Đơn giản, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen hàng ngày sẽ giúp bé nhanh biết nói hơn đó.
So với những đứa trẻ cùng trang lứa khác, bé nhà bạn chậm nói, một phần nguyên nhân cũng là do cách chăm sóc của cha mẹ. Cuộc sống hiện đại, nhiều khi các bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà chưa quan tâm đến tâm lý trẻ. Công việc quá bận rộn, cả hai vợ chồng “ôm” máy tính cả ngày, ít giao tiếp với trẻ là lỗi chủ yếu và đa số các ông bố bà mẹ trẻ gặp phải dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm giúp trẻ mau nói theo chia sẻ của một số ông bố bà mẹ có kinh nghiệm trong chuyện này.
Nói nhiều và nói chuẩn
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến việc tập nói, tập phát âm của trẻ cũng như hình thành phản xạ nói của trẻ. Để giúp trẻ hình thành tốt được kỹ năng này, trong giai đoạn này,các bậc cha mẹ cần chú ý nói chuyện với con nhiều hơn để giúp bé làm quen và tiếp xúc dần với ngôn ngữ.
Ngoài ra, công viên hay nơi công cộng như viện bảo tàng, các trung tâm lớn bạn nên đưa trẻ đến vào các dịp cuối tuần nhằm giúp bé mạnh dạn hơn khi giao tiếp với người khác,(mật ong nguyên chất) đây chính là môi trường tốt hình thành tư duy giao tiếp của trẻ.
Bên cạnh đó, khi nói chuyện với trẻ hãy nói giọng thật chuẩn bởi ở giai đoạn này, bé có xu hướng bắt chước những gì người lớn nói. Những phát âm không chuẩn, nói ngọng bé sẽ học được và hình thành thói quen không tốt về sau. Các bậc cha mẹ cần lưu ý điều này.
Hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ là cách giúp trẻ nhanh biết nói
Kể chuyện cho con nghe mỗi ngày
Để thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ, trước khi đi ngủ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện diễn ra hàng ngày, có thể lúc này bé chưa hiểu nội dung câu chuyện, chưa biết được mẹ đang nói gì nhưng đơn giản nhiều lần và lâu dần trong tâm trí của trẻ sẽ có thể hình thành các liên kết từ ngữ với những hình ảnh tái hiện trong đầu.
Đồng thời trong quá trình kể chuyện hãy cố gắng đặt ra nhiều câu hỏi để kích thích trí não của trẻ, giúp con sớm hình dung và trả lời (kích thích con nói).
Trước khi đi ngủ, hãy kể chuyện cho trẻ mỗi ngày
Dạy trẻ nói
Hằng ngày, bạn cho trẻ tiếp xúc với nhiều tranh ảnh đồ vật, có thể trẻ rất quen với sự tiếp xúc đó, nhiều đồ vật xung quanh trẻ có thể nhận biết được nhưng chưa biết gọi chúng bằng gì, bằng từ ngữ nào.(phấn hoa mật ong) Hãy kết hợp tận dụng dạy con nói ngay lúc này ads. xét tuyển trung cấp mầm non trường cao đẳng sư phạm hà nội. Hãy tạo tín hiệu nhận diện cho con bằng cách nhắc đi nhắc lại những đồ vật trong tranh ảnh hoặc thực tế sau đó hỏi và động viên trẻ phát âm theo.
Tập cho trẻ nói là cả một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn của tất cả các thành viên trong gia đình. Đây chính là giai đoạn đầy tiên và rất quan trọng hình thành kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Hi vọng một số mẹo trên sẽ hữu ích đối với các mẹ trong việc luyện nói cho con.