Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con cứ lười ăn. Hơn thế, lười ăn còn khiến trẻ chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, lý do khiến trẻ lười ăn lại cực kì đơn giản mà cha mẹ không hề biết, dẫn đến việc khó cải thiện để giúp trẻ […]
Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con cứ lười ăn. Hơn thế, lười ăn còn khiến trẻ chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, lý do khiến trẻ lười ăn lại cực kì đơn giản mà cha mẹ không hề biết, dẫn đến việc khó cải thiện để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn nhé.
Mục lục
1. Trẻ lười ăn do thói quen ăn uống không tốt của trẻ
Thói quen ăn uống thực sự ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ lười ăn. Những thói quen vô tình do cha mẹ tạo ra cho trẻ.
Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu luyện tập để phát triển thị giác và khả năng nhai. Xong cha mẹ lại cực kì chủ quan, trẻ bắt đầu có thói quen nhai nuốt chậm, thậm chí là ngậm thức ăn trong miệng.
Thói quen này lâu ngay khiến trẻ lười nhai và thích thú với việc tiếp nhận những thức ăn dạng lỏng. Đây là lý do trẻ nhỏ không hề thích ăn rau, thịt mà chỉ thích ăn cơm chan canh.
2. Trẻ lười ăn do trẻ không tập trung ăn uống
Trong quá trình ăn uống, nguyên nhân biếng ăn cũng có thể do trẻ không hề tập trung trong suốt quá trình ăn.
Nhiều cha mẹ vừa bón vừa cho con xem tivi khiến cho trẻ có phần sao nhãng, phân tán sự tập trung. Ngoài ra, ở lứa tuổi này mẹ cần hạn chế cho con ăn kẹo, socola vì như vậy sẽ khiến chúng lửng dạ mỗi khi vào bữa ăn chính.
Lời khuyên dành cho cha mẹ, chỉ nên bón cho trẻ và vui đùa với chúng, chứ không nên vừa cho chúng chơi vừa cho ăn. Hạn chế đồ ăn vặt như kẹo bánh trước lúc chuẩn bị ăn bữa chính để trẻ có thể ăn bữa chính ngon miệng hơn.
3. Giờ ăn tùy hứng dẫn tới trẻ lười ăn
Mẹ cần hình thành khung giờ ăn cụ thể để tránh tình trạng lười ăn ở trẻ. Bé sẽ dần được thích nghi và thành thói quen, lúc này trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.
Nếu giờ ăn lộn xộn thì bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi bị ép ăn lắm đấy nhé. Hơn thế, giờ giấc lộn xộn sẽ khiến cho việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn.
3. Bé lười ăn chỉ ăn những gì trẻ thích
Cha mẹ thường chỉ cho bé ăn những món khoái khẩu, đây cũng là một trong số những lý do trẻ biếng ăn. Những món ăn khoái khẩu của trẻ đôi khi không thể đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, từ đó khiến trẻ có thể rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng nếu tình trạng đó kéo dài.
4. Tình trạng bệnh lý khiến trẻ lười ăn
Bé bị mệt, không khỏe trong người cũng là một nguyên nhân khiến trẻ lười ăn hơn. Trẻ cảm thấy khó khăn khi nhai, nuốt. Lý do cũng có thể do trẻ mọc răng hoặc sốt. Cha mẹ cần có những giải pháp kịp thời để tình trạng lười ăn không được kéo dài.
5. Trẻ lười ăn do bị rối loạn tiêu hóa
Nhiều trẻ lười ăn lại do bị rối loạn tiêu hóa. Một số triệu trứng của trẻ là tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn co bóp, tiết dịch dạ dày. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay gặp bác sĩ để có những giải pháp chữa trị kịp thời.
6. Trẻ bị nhiễm khuẩn
Nhiều trẻ bị virus xâm nhập khiến cho cơ quan mũi họng và bị ho, sốt mệt mỏi. Những nguyên nhân này cũng chẳng thể khiến trẻ ngon miệng được. Biểu hiệu của trẻ thường quấy, lười ăn hoặc ăn rất ít.
7. Một số lời khuyên hữu ích khi trẻ lười ăn
Có rất nhiều lý do khiến trẻ lười ăn, khi đó cha mẹ cần tìm đến những giải pháp phù hợp để có thể xóa bỏ tình trạng biếng ăn ở trẻ. Dưới đây là một vài chia sẻ hữu ích của các mẹ.
+ Cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Với những nguyên nhân liên quan đến đường ruột, virus cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có giải pháp điều trị phù hợp
+ Không nên ép hoặc cố nhồi nhét trẻ vì hành động đó khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và nôn trớ thức ăn ra ngoài
+ Tạo cho trẻ thói quen ăn vui vẻ và lý thú, những món ăn trưng bày hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ
+ Thay đổi thực đơn hàng ngày cho bé để tạo sự lạ miệng và ngon miệng cho trẻ