Đăng ký nhận tin mới nhất từ Generali: Chào mừng các bạn đến với kênh thông tin Generali Vietnam, nơi chia sẻ kiến thức hữu ích về sức khoẻ, tài chính và bảo hiểm Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi rất nhanh trong những tháng đầu đời. Thông thường, từ 6 tháng tuổi, […]
Đăng ký nhận tin mới nhất từ Generali:
Chào mừng các bạn đến với kênh thông tin Generali Vietnam, nơi chia sẻ kiến thức hữu ích về sức khoẻ, tài chính và bảo hiểm
Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi rất nhanh trong những tháng đầu đời. Thông thường, từ 6 tháng tuổi, ba mẹ bắt đầu bổ sung thêm dinh dưỡng cho con ngoài nguồn sữa mẹ bằng các bữa ăn dặm đủ chất. Nhưng chọn thời điểm ăn dặm thế nào cho khoa học và phù hợp thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Hôm nay, Generali sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này 0:23
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên cho bé bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi. Thời điểm này, bé phản xạ nhiều hơn với thế giới xung quanh, bắt đầu lật người và học cách ngồi dậy. Chỉ với nguồn năng lượng từ sữa mẹ chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tư duy, vận động của trẻ. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé lúc này bắt đầu tiết ra Enzyme Amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột nên bạn có thể yên tâm tập cho bé bắt đầu ăn dặm.
Ăn dặm đúng thời điểm giúp bé hợp tác hơn với ba mẹ: bé vui vẻ, hứng thú và ăn ngon miệng. Điều này hình thành nết ăn ngoan cho con từ những ngày đầu tiên và theo bé suốt về sau. 1:00
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Đã Sẵn Sàng Ăn Dặm
Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh
Trong 6 tháng đầu đời, cân nặng của bé thay đổi rất nhanh: tăng từ 1.000 – 1.200g/tháng trong 3 tháng đầu tiên và tăng 400 – 600g/tháng ở 3 tháng tiếp theo. Thường xuyên theo dõi cân nặng của bé sau sinh là việc làm rất cần thiết để đảm bảo con phát triển bình thường qua từng giai đoạn. Sau 4 tháng tuổi, nếu bé tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh chính là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ thể bé cần được bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn dặm. 1:33
Miệng bé biết nhận thức ăn từ thìa
Trẻ sơ sinh có thói quen dùng lưỡi đẩy mọi vật lạ ra khỏi miệng. Tuy nhiên, khi sẵn sàng ăn dặm, bé sẽ ngoan ngoãn hợp tác hơn, biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. Bạn có thể thử bằng cách đơn giản là đưa muỗng lại gần miệng bé, nếu bé cố gắng mở miệng ra thay vì dùng lưỡi đẩy chứng tỏ con đang muốn ăn dặm.
1:55
Quấy khóc về đêm
Trẻ sơ sinh ăn đêm chủ yếu trong 2 – 3 tháng đầu, sau đó sẽ thưa dần. Từ sau 4 tháng, bé bắt đầu lặp lại việc quấy khóc về đêm vì bị cơn đói làm phiền. Đây là một dấu hiệu rất đáng lưu ý để ba mẹ kịp thời cho bé ăn dặm. 2:10
Bé khóc đòi ăn dù đã bú đủ số cữ trong ngày
Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ từ 8 đến 10 cữ hoặc 1000ml sữa công thức mỗi ngày. Nếu bé vẫn quấy khóc dù được bú đủ bữa hoặc khóc ngay sau khi bú, chứng tỏ nhu cầu năng lượng của bé đang tăng lên. Cụ thể, sữa làm bé nhanh đói và muốn ăn thêm các thức ăn khác giúp bé no lâu hơn. Hãy bắt đầu bằng các món ăn dặm loãng từ thực vật, tuyệt đối không nêm gia vị và cho bé ăn với lượng nhỏ để hệ tiêu hóa được làm quen từ từ. 2:40
Hào hứng và thích thú khi thấy thức ăn
Bé sẵn sàng ăn dặm sẽ biểu hiện sự thích thú qua đôi mắt, cái miệng hoặc bàn tay khi quan sát người lớn ăn. Nếu thấy bé chép miệng, nhìn say sưa và với tay về phía đồ ăn thì mẹ có thể bắt đầu cho con tập ăn dặm. Tuy nhiên, hành động cầm thức ăn cho vào miệng của bé chỉ là phản xạ tự nhiên, không đồng nghĩa với việc con có thể ăn thức ăn rắn, mẹ hãy nhớ kỹ điều này. 3:05
Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi
Biểu hiện này thể hiện cơ thể bé đang phát triển khỏe mạnh và cứng cáp. Bé chỉ sẵn sàng ăn dặm khi có thể kiểm soát đầu và cổ tốt, đặc biệt là có thể ngồi vững khi được ba mẹ hỗ trợ. Đây cũng chính là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bé nhà bạn đã sẵn sàng ăn dặm. 3:22
Cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng xấu, thậm chí gây nguy hiểm cho con. Rất nhiều phụ huynh lầm tưởng cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ khiến bé nhanh lớn và bụ bẫm hơn. Thực tế, việc này có nguy cơ khiến bé bị sặc, ngạt và mắc phải các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá thận trọng mà dời thời điểm cho con tập ăn dặm sang tháng thứ 7. Bởi bé sẽ bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, năng lượng và cả chất sắt.. 3:47
Đừng quên nhấn LIKE và SUBSCRIBE kênh YouTube Generali Vietnam để luôn được cập nhật thông tin mới nhất nhé!
======================================================
Hãy xem thêm những thông tin về sức khỏe và tài chính từ chúng tôi:
Facebook:
Blog:
Website:
LinkedIn:
source