T6, 12 / 2016 3:29 sáng | invn_admin

Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Khác với những ngày đầu mới sinh, lúc này bé đã lớn hơn, cơ thể cũng linh động và hoạt bát hơn. Mẹ có thể nghe thấy bé cười thành tiếng và có những cử động tay chân rất đáng yêu. Trong tháng thứ 3, bé trải qua […]

Bé 3 tháng tuổi biết làm gì? Khác với những ngày đầu mới sinh, lúc này bé đã lớn hơn, cơ thể cũng linh động và hoạt bát hơn. Mẹ có thể nghe thấy bé cười thành tiếng và có những cử động tay chân rất đáng yêu.

Trong tháng thứ 3, bé trải qua nhiều bước phát triển về kỹ năng vận động, giao tiếp và học hỏi của bé. Rất nhiều ông bố, bà mẹ được truyền tai rằng cuối tháng thứ 3 là 1 mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Bé sẽ ngủ ngon hơn, ít khóc đêm hơn trước, bé biết lật, biết cười lớn và số lần đi tiêu, đi tiểu trong 1 ngày giảm dần đi… Điều gì tạo ra những thay đổi này và bé 3 tháng tuổi biết làm những gì?

1. Sự phát triển của các kỹ năng vận động thô

Bước sang tháng thứ 3, các cơ của bé đã phát triển mạnh hơn, đặc biệt là cơ cổ. Khi bế đứng bé lên, bé giữ thẳng cổ được khá lâu. Nếu bé nằm sấp, bé có thể nâng thân lên trên cao 1 góc 45 độ. Một số bé bắt đầu tập lẫy, lúc đầu bé nghiêng người sang 1 bên nhưng nếu cơ bắp chưa đủ mạnh thì bé chỉ dừng lại đây. Thường thì các bé sẽ lật vào cuối tháng thứ 3 hoặc thêm vài tuần nữa.

Bé có thể ngồi và đứng khi dược dựa sát lưng mẹ. Tư thế này rất có ích cho sự phát triển cơ bắp của bé. Ngoài ra, mẹ có thể giữ bé đứng thẳng bằng cách vịn tay vào nách bé.

be-3-thang-tuoi-3

2. Đôi bàn tay linh động

Trong 2 tháng đầu tiên, bàn tay của bé luôn nắm chặt. Khi được 3 tháng tuổi, bé thường xuyên xòe tay. Các ngón tay cử động linh hoạt hơn và có thể mở ra nắm vào 1 cách nhịp nhàng. Thỉnh thoảng bé mút ngón tay hay dùng tay kéo chân lên và đưa vào miệng.

be-3-thang-tuoi-5

3. Cảm xúc của bé 3 tháng tuổi

Cảm xúc của bé lúc 3 tháng tuổi được thể hiện rõ nét và mạnh mẽ thông qua những trường hợp cụ thể. Trẻ có thể nhận thấy rằng khi khóc sẽ được mẹ ôm ấp, vỗ về đôi khi mẹ còn thấy bé giả vờ khóc để nhận được sự quan tâm của mẹ nhiều hơn.

Khi bé nhìn thấy mẹ hoặc 1 vật gì đó bé yêu thích thì bé sẽ thể hiện sự vui vẻ, phấn khích bằng cách cười to phát ra thành tiếng, chân tay liên tục búng bẩy không thôi. Mẹ cũng thấy rõ niềm vui trong đôi mắt của bé.

Giờ đây, khóc không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của bé nữa mà bé đã Đến thời điểm này, khóc không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của bé nữa mà bé đã giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của mình. Bố mẹ nên thường xuyên tham gia nói chuyện với bé bằng cách trả lời những câu nói ê a của bé. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ và học hỏi được những âm thanh, những cử chỉ và điệu bộ cũng như phát triển được kỹ năng ngôn ngữ sau này. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ trò chuyện với bố mẹ nhiều sẽ nhanh biết nói hơn so với đứa trẻ khác.

be-3-thang-tuoi-4

Lời khuyên dành cho mẹ

 – Mẹ hãy giúp bé kích thích sự phát triển về thể chất và trí tuệ bằng cách cho bé chơi những món đồ chơi nhiều màu sắc, hình khối khác nhau. Đặc biệt là món đồ có thể chuyển động, phát ra tiếng kêu để bé phối hợp cả tay và mắt.

– Khi được 3 tháng tuổi, mẹ có thể lập thời gian biểu để bé sinh hoạt theo 1 nề nếp. Lúc đầu hơi khó khắn nhưng nếu kiên trì thì sẽ thực hiện được. Khi bé đã vào khuôn khổ thì việc chăm sóc bé sẽ dễ dàng hơn.

– Tích cực cho bé đi dạo để bé tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng như tăng khả năng học hỏi của bé.

– Từ 3 tháng tuổi trở lên, bé có thể tự lật người vì thế mẹ cần chú ý không để bé sát thành giường để đảm bảo an toàn cho bé.

Bài viết cùng chuyên mục