Cách xử lý khi trẻ thở khò khè hông tự ý dùng thuốc Không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hay thuốc kháng viêm… vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn. […]
Cách xử lý khi trẻ thở khò khè
hông tự ý dùng thuốc
Không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, thuốc long đờm hay thuốc kháng viêm… vì có thể không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi và tai – mũi – họng sớm để xác định rõ nguyên nhân nhằm can thiệp kịp thời cho bé.
Dùng tinh dầu bạc hà
Bố mẹ có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi. Chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối hay quần áo là đã có hiệu quả rồi . Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu bạc hà có thể sẽ khiến trẻ bị bỏng.
Nhỏ nước muối sinh lýNếu bé khò khè với tiếng thở do tắc mũi vì cảm, ho, bạn có thể làm thông thoáng mũi trẻ bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng, loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài ngoài ra còn giúp thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ.
Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.
Dùng ống hút mũi
Các mẹ nên chọn mua loại có kích cỡ vừa với lỗ mũi nhỏ xíu của bé. Đặt bé nàm ngửa, bóp bóng để đẩy hết không khí bên trong ra ngoài, nhẹ nhàng đặt đầu ống hút vào trong lỗ mũi bé (hãy chắc là bạn không đẩy vào quá sâu nhé!) Thả bóng để hút nước mũi của bé vào ống, lấy ống ra và lại bóp bóng để xả nước mũi trong ống vào khăn. Làm lại với bên lỗ mũi còn lại.
Chạy máy làm ẩm không khí
Thời tiết khô hanh vào các tháng mùa đông, và tác dụng của máy sưởi càng làm khô không khí gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi của bé. Để máy làm ẩm không khí chạy trong lúc bé ngủ có thể giúp phòng ngừa và giảm nghẹt mũi cho bé.
Chế độ ăn uống của bé lúc này cũng nên được chú trọng
Khi bé bị nghẹt mũi thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm bé bị mất nước. Cha mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé.
Lá hẹ
Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
Hạt chanh
Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, giúp giảm chứng khò khè.
Đặc biệt, cha mẹ phải theo dõi sát sao biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn, còn đưa bé đi khám để điều trị kịp thời:
Trẻ thở khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (3- 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … ).
source