T6, 02 / 2020 5:23 sáng | invn_admin

Nine Promotion Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu ≥ 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng. Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị […]



Nine Promotion
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu ≥ 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng.
Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị khô kiệt và có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp.

Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.

Có cần thiết phải cho trẻ nhập viện khi bị tiêu chảy

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà

● Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy

– Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và chất nôn ói.

– Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng.

– Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

– Có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.

– Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 – 4 lần.

– Để ngừa mất nước, cho trẻ uống dung dịch ORESOL sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng. ORESOl là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân.

Cách pha dung dịch ORESOL: một gói pha với 1 lít nước chín, lượng uống tùy theo lứa tuổi. Nếu không có ORESOL có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối – 8 muỗng cà phê đường – 1 lít nước cho người bệnh uống.

● Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau lành bệnh

– Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa và thức ăn đặc, phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì, khi trẻ bị tiêu chảy thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương, nên nếu cho bé ăn lệch nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm “quá tải” phần ruột này.

– Một số trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua và gây hăm đỏ da vùng hậu môn. Khi đó trẻ nên giảm sữa (ăn đặc nhiều hơn để bù lại năng lượng) hoặc dùng sữa có ít hoặc không có đường lactose.

– Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ. Không kiêng ăn, kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa.

– Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này rất sai lầm và nguy hiểm. Thực tế dù trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70 % chất dinh dưỡng.

● Cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử lý kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng hơn.

Tiêu chảy thường giảm sau 5 – 12 ngày, trẻ bắt đầu chơi và đòi ăn trở lại và lúc này cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ bị tiêu chảy có diễn biến phức tạp. Trong thời gian chăm sóc tại nhà cần theo dõi và phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ đi khám lại ngay để xử trí kịp thời.

● Cho trẻ uống viêm kẽm lúc đói (20mg kẽm nguyên tố/ngày trong vòng 10 – 14 ngày) để sớm phục hồi sức khỏe.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

– Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.

– Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.

– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín.

– Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch. Dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước khi tắm.

– Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Đừng quên nhấn đăng ký để nhận được video mới nhất nhé.
Đăng ký kênh :
Subcribe :
Mọi liên hệ xin gửi về : Nine.com.vn@gmail.com
Thank you.
© Bản quyền thuộc về Nine Promotion
© Copyright by Nine Promotion ☞ Do not Reup
#NinePromotion

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục