T5, 01 / 2020 1:20 sáng | invn_admin

CHĂM SÓC TRẺ: ĂN DẶM, 8 NGUYÊN TẮC ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH CẦN PHẢI NHỚ CHĂM SÓC TRẺ: ĂN DẶM, 8 NGUYÊN TẮC ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH CẦN PHẢI NHỚ Khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung thứ giống với sữa mẹ nhất […]



CHĂM SÓC TRẺ: ĂN DẶM, 8 NGUYÊN TẮC ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH CẦN PHẢI NHỚ
CHĂM SÓC TRẺ: ĂN DẶM, 8 NGUYÊN TẮC ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH CẦN PHẢI NHỚ
Khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung thứ giống với sữa mẹ nhất – sữa công thức. Việc bổ sung này khác với cho ăn dặm, đó là khi thức ăn chính (sữa mẹ, sữa công thức) được thay thế bằng những thức ăn khác, để bé dần làm quen với lối sống người lớn đó là ăn dặm
Quan điểm ăn dặm qua mỗi thời kỳ;
Việc cho bé ăn dặm đã trở nên phức tạp vì trong hai thập kỷ gần đây, kỹ thuật ăn dặm thay đổi rất nhiều. Trước kia, khi cho bé ăn bổ sung, người ta chủ yếu dùng sữa bò. Rõ ràng là sữa bò, kể cả sữa chất lượng tốt, được xử lý tốt, vẫn không chứa đủ lượng vitamin và các vi chất cần thiết. Vì vậy, thời đó người ta khuyến cáo bổ sung cho trẻ nhỏ từ độ tuổi 3 tháng các loại nước rau, nước táo, lòng đỏ trứng. Theo quan điểm hiện đại, nếu mẹ đủ sữa cho con bú và mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt thì trước 6 tháng bé không cần thêm gì. Cũng áp dụng nguyên tắc này cho trường hợp nuôi con bằng sữa công thức.
8 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng phương pháp
Ăn dặm là thời kỳ quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Mẹ cho bé ăn quá sớm bé không hấp thu được hoặc ăn quá muộn có thể khiến bé tăng trưởng chậm. Cách cho ăn không đúng về số lượng và chất lượng dẫn đến những nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ. Thời điểm để bắt đầu ăn dặm mẹ không nhất thiết phải căn từng ngày từng giờ khi bé bước sang tháng thứ 6, tuy nhiên, khi tập cho con ăn dặm, có 1 số nguyên tắc các mẹ cần ghi nhớ:

1-Ăn từ ít đến nhiều: Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.
2-Từ loãng đến đặc: Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.
3-Từ ngọt đến mặn: Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.
4-Cho tre làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày: Đây là cách để phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không phản ứng gì với loại thức ăn đó, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.
5-Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ: Không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn chính là không cung cấp đủ năng lượng cho con. Thực ra dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi.
6-Cân đối các nhóm thực phẩm: Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.
7-Không thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của con: Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.
8-Bữa ăn dặm đầu tiên của bé thì mẹ chỉ cho bé ăn từ 30-50ml/ bữa bột loãng sau đó tăng lên 100ml/bữa. Ban đầu, bé chỉ ăn một vài thìa 1 ngày 1 bữa sau đó tăng lên 1 ngày 2-3 bữa. Một bữa bột của trẻ nhỏ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Chất bột đường gồm có bột gạo, các loại bột ngũ cốc khác, mẹ có thể tự xay bột gạo để nấu bột cho bé hoặc sử dụng các sản phẩm bột ngũ cốc của các nhãn hiệu có uy tín đã được đóng gói sẵn trên thị trường vừa nhanh chóng, tiện lợi lại đảm bảo vệ sinh. Chất đạm bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc. Chất béo gồm có dầu Olive, dầu cá hồi và dầu đậu nành. Vitamin và khoáng chất gồm các loại rau và trái cây.
………………………………….

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục