Cách trị nghẹt mũi cho bé. – Chăm sóc trẻ sơ sinh. Trị ngạt mũi cho bé khi ngủ nhé. “Ngạt mũi” là triệu chứng khó chịu nhất nhưng lại thường gặp nhất khi bé yêu của bạn gặp phải cảm lạnh, cảm cúm. Triệu chứng này không “gây phiền phức” quá nhiều cho trẻ […]
Cách trị nghẹt mũi cho bé. – Chăm sóc trẻ sơ sinh.
Trị ngạt mũi cho bé khi ngủ nhé.
“Ngạt mũi” là triệu chứng khó chịu nhất nhưng lại thường gặp nhất khi bé yêu của bạn gặp phải cảm lạnh, cảm cúm. Triệu chứng này không “gây phiền phức” quá nhiều cho trẻ khi còn thức nhưng vào ban đêm, nó lại khiến hơn 90% trẻ không ngủ ngon, phải thở bằng miệng, khiến cổ họng khô rát, dẫn đến nguy cơ viêm họng, viêm phế quản.
Các chuyên gia giải thích: Lý do khiến tình trạng ngạt mũi thường diễn ra nhiều vào ban đêm, khi ngủ là vì vào ban ngày, trẻ đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm là lúc trẻ phải ở tư thế nằm, khi đó các chất tiết ứ đọng trong cổ kéo dài đến mũi như đờm, nhớt không thoát ra được, kích thích gây ho và làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi, khò khè, thậm chí khó thở ở trẻ.
Để giảm những triệu chứng này khi trẻ ngủ, mẹ có thể áp dụng một trong những tuyệt chiêu dưới đây.
1. Chườm khăn ấm lên tai.
Do hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi. Trong khi đó, tai – mũi – họng là những bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn, huyết quản sẽ giãn ra giúp lỗ mũi thông thoáng hơn. Nhờ thế bé yêu của bạn sẽ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
2. Làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng, ngực.
Một cách làm vừa đơn giản lại hiệu quả và có thể thực hiện được cho cả những bé sơ sinh đó là thoa dầu nóng (tốt nhất là Dầu Tràm – Khuynh Diệp Ích Nhi) vào lòng bàn chân. Massage làm ấm lên sau đó mang tất cho bé (bao chân) để giữ ấm. Tương tự, bạn có thể xoa 1 ít dầu này làm ấm cổ (giúp cổ bớt rát sau cơn ho), bôi phía sau lưng và trước ngực để giảm được những triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm, hắt hơi xổ mũi.
3. Kê cao gối hoặc cho trẻ nằm nghiêng.
Việc kê cao gối khi ngủ sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn cho bé. Và khi bị ngạt mũi, thì việc làm này càng trở nên cần thiết nếu muốn bé dễ thở hơn và có một giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, khi kê cao gối cho bé, mẹ chú ý cần kê hẳn một phần vai của con lên gối bởi như thế mới thực sự mang lại sự thoải mái cho bé. Nếu không, còn sẽ bị mỏi cổ, không tốt cho sức khỏe về sau. Hoặc có thể cho bé nằm nghiêng.
4. Day nhẹ cánh mũi.
Đây cũng là cách tốt giúp giảm ngạt mũi, khó thở hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng 2 ngón trỏ hoặc 2 ngón áp út (để lực tác động vừa phải) nhẹ nhàng day, vuốt dọc hai bên sống mũi. Khi sống mũi của trẻ nóng lên, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn nên cảm giác ngạt mũi của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt. Lặp lại động tác này nhiều lần, bé sẽ dễ thở và ngủ sâu giấc.
5. Cho trẻ uống siro ho cảm thảo dược có thành phần chính là Quất (Tắc), Mật ong, Húng chanh (Tần dày lá)
Nếu như quất, mật ong ngâm đơn thuần (tự ngâm) chỉ được khuyên dùng cho trẻ trên 1 tuổi thì siro thảo dược công thức chuyên biệt cũng từ Quất, Mật Ong, kết hợp với Húng Chanh, Cát Cánh lại được chứng nhận dùng an toàn cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, Mật Ong này ngay sau khi thu hoạch đã được sấy ở nhiệt độ thấp để đưa về độ ẩm tiêu chuẩn 18,5%. Sau đó, mật ong tiếp tục được đưa vào quy trình loại bỏ tạp chất và xử lý tiêu diệt bào tử. Sau các công đoạn này, mật ong được kiểm nghiệm an toàn mới được sử dụng làm thuốc cho trẻ em. Chỉ cần hòa 2 thìa siro hòa với 1 ít nước ấm sẽ làm dịu, thông thoáng đường thở, giúp giảm ngạt mũi, nhanh chóng.
Trên đây là những tuyệt chiêu giúp bé giảm được những triệu chứng ngạt mũi, khó thở cho bé để các mẹ tham khảo. Các mẹ có thể tham khảo và thực hiện một trong những cách phù hợp với con em mình để bé khỏe mạnh hơn, ngủ sâu giấc hơn và tránh những triệu chứng nóng sốt, biếng ăn, suy nhược cơ thể ở bé.
Subscribe to channels at:
Facebook