T3, 03 / 2021 4:46 chiều | invn_admin

– Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị […]



– Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán, lòng bàn tay hoặc chân tay thấy trẻ nóng; hay lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.

– Đánh giá mức độ sốt:

+ Khi nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ.

+ Khi nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa.

+ Khi nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.

+ Khi nhiệt độ hơn 40 độ C là sốt rất cao.

Cách xử trí khi trẻ em bị sốt

Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt và tránh gió lùa, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

+ Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.

+ Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.

+ Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục