Bác sĩ ơi Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà.Con trai tôi 8 tuổi vừa rồi sốt cao liên tục 2 ngày. Bé đi khám thì bác sĩ nghi bị sốt xuất huyết và cho theo dõi, điều trị tại nhà. Xin hỏi, chăm sóc bé ở nhà như thế nào cho […]
Bác sĩ ơi Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà.Con trai tôi 8 tuổi vừa rồi sốt cao liên tục 2 ngày. Bé đi khám thì bác sĩ nghi bị sốt xuất huyết và cho theo dõi, điều trị tại nhà. Xin hỏi, chăm sóc bé ở nhà như thế nào cho tốt, có dấu hiệu nào thì phải nhập viện ngay? Bùi Hải Thư, ngụ thành phố Hồ Chí Minh.Ảnh minh họa Shutterstock. Thạc sĩ / bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Tại VN hiện sốt xuất huyết SXH đang vào giai đoạn cao điểm mùa dịch. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 96.000 ca mắc SXH tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018; có 7 trường hợp tử vong. Dự báo dịch bệnh SXH trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc. Để giảm quá tải bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm ca tử vong, những ca bệnh nhẹ có thể được cho điều trị tại nhà. Bệnh nhân nghi SXH, mắc SXH nhẹ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà cần. • Nghỉ ngơi tại giường. • Uống đủ nước uống sữa, nước trái cây cần thận trọng với người bệnh đái tháo đường, các dung dịch điện giải đẳng trương Oresol và nước cơm. Uống nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải. • Uống paracetamol trên 4 gram mỗi ngày đối với người lớn và tính liều theo trẻ em. • Chườm ấm. • Chú ý không để bị muỗi cắn; tìm, diệt muỗi, lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà. Người bị SXH lưu ý. • Không uống acid acetylsalicylic aspirin, mefenemic acid ponstan, ibuprofen, các chất chống viêm không steroid khác NSAID hay các thuốc steroid. Trong trường hợp bệnh nhân đã uống những thuốc này thì cần đến gặp bác sĩ. • Không cần thiết uống kháng sinh. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nguy hiểm nào sau đây. • Chảy máu xuất hiện các chấm hoặc đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi nướu; nôn ra máu; đi tiêu phân đen; kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo. • Bệnh nhân nôn liên tục. • Đau bụng dữ dội. • Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật. • Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm. • Khó thở. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
source