Cách tự chăm sóc ở nhà nếu bị chẩn đoán hay nghi ngờ mắc Covid-19 ===== 1. Hãy bình tĩnh. – Các BS, chuyên viên, và người thân luôn ở bên cạnh quý vị (mặc dù không ở khoảng cách gần). Quý vị hãy hiểu là virus Sars-Cov-2 gây ra bệnh Covid-19, có đến hơn […]
Cách tự chăm sóc ở nhà nếu bị chẩn đoán hay nghi ngờ mắc Covid-19
=====
1. Hãy bình tĩnh.
– Các BS, chuyên viên, và người thân luôn ở bên cạnh quý vị (mặc dù không ở khoảng cách gần). Quý vị hãy hiểu là virus Sars-Cov-2 gây ra bệnh Covid-19, có đến hơn 80% người bệnh sẽ tự hồi phục. Con virus không tự di chuyển được mà chính chúng ta đang đeo virus đi lây cho người khác.
2. Ở nhà càng nhiều càng tốt. Nếu quý vị phải ra ngoài, tránh đi bằng cách phương tiện công cộng như bus, taxi, hay Uber. Quý vị đang ở nhà là đã giúp ngăn đại dịch này.
3. Theo dõi các triệu chứng cẩn thận như đo nhiệt độ 2 lần/ngày. Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau cổ, ho, đau nhức mỏi, và khó thở. Nếu bất kỳ triệu chứng nào tệ hơn, hãy gọi ngay BS hay 911 và báo là quý vị có Covid-19.
4. Nghĩ ngơi và uống đủ nước. Đừng để cổ họng khô. Đừng để da bị khô nứt. Dùng lotion bảo vệ da.
5. Nếu quý vị có cuộc hẹn với BS, nhớ gọi cho BS và nói cho BS biết quý vị mắc Covid-19. Tuỳ theo tình trạng bệnh của quý vị và triệu chứng, BS của quý vị sẽ tư vấn quý vị nên làm gì.
6. Che miệng lại khi ho hay hắt xì.
7. Rửa tay với xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây. Thường xuyên dùng chất gel chùi tay (hand sanitizer) có ít nhất 65% cồn.
8. Ở trong một phòng riêng càng nhiều càng tốt. Nếu được, quý vị nên có riêng nhà vệ sinh. Nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài tiếp xúc với người khác.
9. Tránh xài chung đồ với người khác trong gia đình như khăn tắm, giường, hay đĩa chén.
10. Chùi sạch bề mặt hay dụng cụ trong nhà thường xuyên như máy laptop, bàn, cửa. Dùng các chất chùi rửa trong nhà để khử trùng. Có thể pha nước tẩy (bleach) theo công thức 4 muỗng trà cho 1L nước.
11. Tập thể dục nhẹ vừa phải mỗi ngày. Quý vị có thể tập yoga, tập thiền, hay tập các bài tập nhẹ khác.
========
# Thuốc có thể dùng ờ nhà
# Khi nào gọi cấp cứu 911
1. Khó thở nặng
– Ngồi thẳng thay vì nằm vẫn còn khó thở. Cố gắng hít thở chậm và sâu. Gọi 911 nếu khó thở và ngạt thở. Nếu có dụng cụ đo oxygen ở nhà nên đo ngay. Thông thường do Pulse Oxygen đo ở ngón tay là 95-100%, nếu dưới 90% thì nên gọi bác sĩ.
2. Đau ngực hay cảm giác ép ngực
3. Bệnh nhân có dấu hiệu kém tỉnh táo hay khó kêu dậy
4. Môi hay mặt tím tái
5. Bất kỳ triệu chứng nào khác khiến bệnh nhân không khoẻ
Tham khảo
1.
2.
Tham Khảo chuyên mục khác:
– Camnangcuocsong.edu.vn
– Mẹ và bé
– Sức khỏe