T5, 08 / 2020 2:59 sáng | invn_admin

BÉ NGỦ KHÔNG SÂU GIẤC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Bé ngủ không sâu giấc là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ và mẹ luôn tìm cách khắc phục, cải thiện. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc Những nguyên nhân chính khiến bé ngủ chập chờn không sâu […]



BÉ NGỦ KHÔNG SÂU GIẤC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Bé ngủ không sâu giấc là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ và mẹ luôn tìm cách khắc phục, cải thiện. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc
Những nguyên nhân chính khiến bé ngủ chập chờn không sâu giấc
Biểu hiện của tình trạng này là trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc, hay quấy khóc vào ban đêm. Điều đó là ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé cũng như của bố mẹ vì bị mất ngủ trong thời gian dài. Vậy nguyên nhân là gì?
1. Bé rơi vào tuần khủng hoảng – wonder week
Wonder week là giai đoạn mà các bé sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Điển hình như con biết lẫy, bắt đầu nhận biết vị giác,….Lúc này, bên cạnh sự khởi đầu học hỏi, bé sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều kích thích từ môi trường xung quanh. Từ đó, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay khóc, trở nên cáu gắt, quấy khóc và biếng ăn hơn. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng, khi kết thúc thời kỳ khủng hoảng này, bé sẽ có sự thích nghi tốt hơn đối với thế giới bên ngoài bụng mẹ và ngoan hơn.
2. Sự thay đổi của môi trường ngủ
Bé ngủ không sâu giấc có thể dễ dàng bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh, hoặc bởi ánh sáng, bởi nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Đây đều là những yếu tố khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, không ngủ yên giấc. Sự thay đổi về giường chiếu, nơi ngủ,… cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị đánh thức khỏi giấc ngủ và tỉnh dậy quấy khóc.
3. Khi trẻ đói hoặc tã bỉm ướt
Trong trường hợp bị đói, bé sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Đặc biệt là trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Khi dạ dày còn nhỏ, chỉ hấp thụ được một lượng ít sữa trong mỗi lần bú. Điều này khiến con phải bú nhiều lần hơn vào giữa đêm, làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc quấy khóc
Nếu bé thức giấc hay đột nhiên quấy khóc, mẹ nên kiểm tra tã bỉm của bé. Tã bỉm ướt có thể làm bé khó chịu vì mất đi sự thông thoáng vốn có.
4. Do bệnh lý
Một số vấn đề về sức khỏe như trào ngược dạ dày, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, trẻ bị đau, ngứa, hoặc đang trong thời kỳ mọc răng cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Những bệnh lý này khiến em bé sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó chịu và hay quấy khóc.
Nhưng khi bé thường xuyên thức đêm mà không xác định được nguyên nhân bệnh lý gì cụ thể, cha mẹ không được chủ quan để tình trạng này kéo dài mà hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh kịp thời.
5. Chứng rối loạn lo âu
Thường xuyên thức giấc vào ban đêm cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 9-12 tháng tuổi. Nếu cha mẹ cho con ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập, bé rất dễ cảm thấy lo lắng vì sợ phải ngủ riêng một mình. Trạng thái này của trẻ có thể tồn tại đến khi trẻ lớn hơn và đó là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển cảm xúc. Khi đó, trẻ vẫn có thể thức giấc nhiều lần trong đêm và đòi được ngủ chung với cha mẹ.
Bên cạnh đó, trong một số nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc khác. Ví dụ như mẹ hết thời gian ở cữ và đi làm trở lại, con được người khác chăm sóc. Hoặc bắt đầu đi học và tiếp xúc với quá nhiều người lạ cũng có thể ảnh hưởng làm con khó ngủ, trằn trọc dễ giật mình thức giấc.
Giải pháp cho bé ngủ không sâu giấc?
Khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, có những giải pháp sau đây mẹ có thể lưu ý:

Cho bé ngủ đúng giờ: Điều quan trọng nhất để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ chập chờn không sâu giấc này là mẹ tập thói quen cho bé ngủ theo giờ quy định. Tập cho trẻ và khuôn khổ ăn ngủ giờ giấc ban đầu có thể hơi khó. Tuy nhiên, nếu trẻ đã quen với nếp sinh hoạt mới thì việc ăn ngủ của trẻ sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn. Và cũng lưu ý là luôn giữ nếp sinh hoạt tốt đẹp ấy trong mọi hoàn cảnh ngay cả cuối tuần hay ngày nghỉ.
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu trước khi ngủ, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Để làm được điều này, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ. Ngoài ra, nếu có thể, mẹ hãy tắm bằng nước ấm cho bé trước khi đi ngủ. Việc làm này sẽ giúp cơ thể bé được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bố trí không gian phòng ngủ hợp lý: Theo đó, nhiệt độ được yêu cầu trong phòng nên ở mức vừa phải, thoáng gió. Phòng ngủ nên đặt ở nơi không có quá nhiều ánh sáng, yên tĩnh, ít tiếng ồn để giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày không sâu giấc.
Tránh cho bé ăn quá no: Khi ăn quá no bé sẽ bị tức bụng, chướng bụng khó ngủ, dễ nôn trớ. Nên cho bé ăn no vừa đủ để khiến con ấm bụng dễ chìm vào giấc ngủ, không gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc ban đêm
Cho bé mặc quần áo thoáng mát: Thân nhiệt cao hay thấp cũng tác động đến việc bé ngủ sâu giấc hay không. Mẹ nên chọn quần áo thông thoáng, dễ thấm mồ hôi cho bé. Nếu sợ bé lạnh, mẹ có thể dùng thêm chiếc chăn mỏng đắp ngang người con sẽ dễ ngủ hơn.
Ngoài các cách chữa trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc ở phía trên, cha mẹ còn có thể sử dụng Soki-tium. Đây là sản phẩm với 100% nguyên liệu từ đạm sữa tự nhiên giúp bé ngủ ngon, giảm quấy khóc, cải thiện tình trạng bé ngủ không sâu giấc hiệu quả.

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục