Tài chính hành vi và những ứng dụng trong đầu tư Tài chính hành vi đã phát triển từ lâu nhưng vẫn ít được quan tâm trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi nhiều kể từ khi những nghiên cứu của Daniel Kahneman đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002. […]
Tài chính hành vi và những ứng dụng trong đầu tư
Tài chính hành vi đã phát triển từ lâu nhưng vẫn ít được quan tâm trong cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi nhiều kể từ khi những nghiên cứu của Daniel Kahneman đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002.
Giáo sư Daniel Kahneman là nhà tâm lý học người Mỹ gốc do thái, ông đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002, và cũng là tác giả của cuốn sách “tư duy nhanh và chậm” mà Chungkhoanblog đã giới thiệu trong bài viết “những cuốn sách hay về đầu tư.” Cùng với người đồng sự đã qua đời là Amos Tversky, hai ông đã có những nghiên cứu sâu sắc về con đường tư duy và nhận thức của con người. Ông được xem là một trong những nhà tâm lý học vĩ đại nhất trên thế giới còn sống.
Lý thuyết kỳ vọng (Prospect Theory) của Giáo sư Daniel Kahneman đã tạo nền tảng vững chắc để xây dựng tài chính hành vi trở thành một đối trọng với các lý thuyết tài chính khác.
Tài chính hành vi – Lĩnh vực mới mẻ nhưng có tính ứng dụng cao trong đầu tư.
Các trụ cột của lý thuyết tài chính như Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz, Mô hình định giá tài sản CAPM của John Lintner và William Sharpe (Nobel 1990), Lý thuyết chênh lệch giá của Miller và Modigliani, Mô hình Black-Scholes (Nobel 1997)… đều dựa trên nền tảng của Lý thuyết Thị trường hiệu quả (EMH – Efficient Market Hypothesis) được phát triển bởi Giáo sư Eugene Fama tại University of Chicago Booth School of Business trong luận văn tiến sỹ của mình vào đầu những năm 1960.
Thực tế cho thấy các lý thuyết và mô hình trên khó giải thích được một cách trọn vẹn các cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính. Dựa trên giả định cơ bản là thị trường không thể luôn luôn đúng, Daniel Kahneman và những thế hệ kế cận như Robert J. Shiller (Nobel 2013),… đã xây dựng và phát triển Tài chính hành vi thành một đối trọng với những lý thuyết Tài chính chuẩn tắc.
Những vấn đề cốt lõi của Tài chính hành vi
Hai hệ thống của bộ não con người. Các nhà nghiên cứu về Tài chính hành vi chia bộ não con người ra thành 2 hệ thống:
Hệ thống 1 còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, thường xuyên được con người sử dụng. Hệ thống này mang bản chất cảm tính, rập khuôn và sử dụng tiềm thức để ra quyết định.
Hệ thống 2 còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi con người phải nỗ lực nên ít được sử dụng. Hệ thống này dùng suy nghĩ logic, tính toán và ý thức để đi đến quyết định.
Trong một loạt thí nghiệm tâm lý, Kahneman và Tversky chứng minh rằng con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là nghĩ chậm. Điều này tạo ra một loạt các khuynh hướng tâm lý (bias) có hại cho con người nói chung và nhà đầu tư nói riêng.
Các khuynh hướng tâm lý điển hình của nhà đầu tư và cách khắc phục. Nhà đầu tư thường mắc phải các hội chứng tâm lý cơ bản như sau:
Quá tự tin (overconfidence) và quá lạc quan (overoptimism). Điều này có thể dẫn đến các hành động lệch lạc trong hành vi đầu tư. Quá tập trung vào việc dự báo thị trường (forecast, predict) là một b
Tham Khảo chuyên mục khác:
– Camnangcuocsong.edu.vn
– Du lịch
– Món ngon