T5, 11 / 2019 2:28 sáng |

CÂU CHUYỆN VỀ ÍCH NHI *** NGUỒN GỐC Ích Nhi là một thương hiệu bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt dành cho trẻ em đầu tiên tại Việt Nam, được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Nam Dược. Các dòng sản phẩm Ích Nhi cho bé rất đa dạng, được […]



CÂU CHUYỆN VỀ ÍCH NHI

*** NGUỒN GỐC

Ích Nhi là một thương hiệu bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt dành cho trẻ em đầu tiên tại Việt Nam, được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Nam Dược. Các dòng sản phẩm Ích Nhi cho bé rất đa dạng, được chiết xuất và kiểm soát chất lượng khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế từ các nguồn dược liệu hoàn toàn tự nhiên có nguồn gốc dược liệu sạch. Các sản phẩm Ích Nhi tuyệt đối an toàn, hiệu quả, giúp cho bé phát triển toàn diện và cân bằng trong những năm tháng đầu đời, một giai đoạn tối quan trọng trong cả quá trình phát triển lâu dài của bé.

*** BỘ SẢN PHẨM ÍCH NHI:

1. Siro Ho Cảm Ích Nhi
2. Siro Ăn Ngon Ích Nhi
3. Siro Tăng Chiều Cao Ích Nhi
4. Siro Tăng Đề Kháng Ích Nhi
5. Cốm Vi Sinh Ích Nhi
6. Cốm Chất Xơ Tự Nhiên Ích Nhi
7. Dầu Tràm – Khuynh diệp Ích Nhi

Xem chi tiết tại đây:

*** CÔNG NGHỆ

Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe trẻ em Ích Nhi – Được nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại nhà máy Nam Dược – Một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu, tiên phong về chất lượng tại Việt Nam. Tại Nam Dược, chất lượng sản phẩm là một trong những thước đo thành công của một doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, ngay khi khởi công xây dựng nhà máy sản xuất, Nam Dược đã xác định phải áp dụng, tuân thủ những hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới, gọi là bộ tích hợp tiêu chuẩn IMS gồm các tiêu chuẩn như sau:

1.Tiêu chuẩn GMP – WHO (Good Manufacturing Practice): Thực hành tốt sản xuất theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới. Áp dụng GMP – WHO nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện về con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đảm bảo loại bỏ mọi nguy cơ tạp nhiễm và nhiễm chéo, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm ổn định về chất lượng. Lợi ích mà GMP mang lại là một phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

2.Tiêu chuẩn GLP (Good Laboratory Practice): Thực hành tốt Phòng thí nghiệm là tất cả các hoạt động nhằm thiết lập nên một hệ thống gồm chính sách mục tiêu, quy trình kiểm nghiệm, nguồn lực,… để nâng cao hiệu quả của hệ thống phòng thí nghiệm, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.

3. Tiêu chuẩn GSP (Good Storage Practice): Thực hành tốt bảo quản thuốc là một phần của công tác đảm bảo chất lượng toàn diện. GSP là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.

4. Tiêu chuẩn GDP (Good Distribution Practice): Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.

5. Tiêu chuẩn ISO 9000:2008 (International Organisation of Standard – Quality Management System) (Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng)

6. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn về vệ sinh trong công nghiệp thực phẩm) – những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

7. Tiêu chuẩn ISO 14000: (International Organisation of Standard – Environnement Management System) – Hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường – Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế.

8. Tiêu chuẩn SA 8000: Social Accountability (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp): tiêu chuẩn quốc tế khuyến khích các công ty sản xuất và các tổ chức khác xây dựng, duy trì và áp dụng các việc thực hành tại nơi làm việc mà xã hội có thể chấp nhận. Tiêu chuẩn SA 8000 do Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI) – là một thành viên của Hội đồng về Quyền ưu tiên Kinh tế- xây dựng năm 1998. Tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn về nơi làm việc có thể được chấp nhận toàn cầu nhất và có thể được đánh giá ở mọi quy mô công ty, ở bất kỳ nơi đâu và cho bất kỳ ngành công nghiệp nào.Cùng với việc thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến quyền của người lao động, SA 8000 tuân theo các thỏa ước quốc tế hiện hành, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.

source

Bài viết cùng chuyên mục