T3, 03 / 2020 4:48 sáng | invn_admin

Các thời điểm hay xảy ra hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình Từ 0 đến 1 tháng Ở giai đoạn này, thế giới bên ngoài là một cái gì đó xa lạ với đứa trẻ. Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tỉnh giấc xảy ra thường xuyên và mẹ […]



Các thời điểm hay xảy ra hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Từ 0 đến 1 tháng
Ở giai đoạn này, thế giới bên ngoài là một cái gì đó xa lạ với đứa trẻ. Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tỉnh giấc xảy ra thường xuyên và mẹ có thể quấn khăn để giúp bé ngủ ngon hơn.
Từ 2 đến 3 tháng
Thời điểm này, em bé đã quen với sự đụng chạm của bạn, vì vậy bé sẽ bình tĩnh và sẽ ngủ ngon hơn khi ở trong vòng tay của người thân.
Từ 4 đến 6 tháng
Cơ cổ và lưng phát triển cứng cáp hơn vào thời điểm này, vì vậy bé có thể tự cân bằng trong khi ngủ. Điều này có nghĩa là bé có nhiều khả năng điều tiết giấc ngủ và phản xạ giật mình dần dần chết đi.

tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Mới làm quen với thế giới bên ngoài, bé rất nhạy cảm với những tác động rất nhỏ từ ngoài vào. Một số những nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình như:
Trẻ bị áp lực tâm lý khi tiếp xúc với các tác nhân mới từ xung quanh
Khi mới chào đời, trẻ phải làm quen với một môi trường mới. Cộng thêm với việc hệ thần kinh của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, thiếu khả năng nhận thức để đối phó với những yếu tố kích động từ môi trường xung quanh. Do đó, khi tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng, hay khi vận động quá mức sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Đây là lý do chủ yếu khiến hầu hết trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét vào ban đêm.
Do những vận động quá kích vào ban ngày
Thông thường trẻ càng ít ngày tuổi thì càng ngủ nhiều, nhất là lứa tuổi sơ sinh thường ngủ nhiều cả ngày. Lúc này trẻ cũng chưa phân biệt được ngày – đêm nên thường xảy ra hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc. Các bậc cha mẹ cố gắng cho con thức nhiều hơn vào ban ngày để có được giấc ngủ dài hơn vào ban đêm. Bằng những hoạt động vui đùa quá mức vào buổi sáng, có thể khiến những hưng phấn theo trẻ vào giấc ngủ đêm. Những tác động tâm lý này dễ khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quấy khóc
Trẻ giật mình do thiếu một số vi chất
Bé thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến con khó ngủ. Khi con không đạt thể trạng tốt thì cũng không thể có được giấc ngủ ngon.
Trẻ bị thiếu vitamin D hoặc canxi. Yếu tố này chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ, ngủ không tròn giấc và tỉnh dậy quấy khóc.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc do các yếu tố khác
Bé bị ốm: Những bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp hấp như cảm cúm viên họng… khiến sức khỏe yếu, tâm trạng lo lắng bé dễ giật mình khi ngủ.
Trẻ gặp ác mộng hoặc khó chịu do bị côn trùng như ruồi , muỗi, kiến,.. cắn làm bé có phản xạ giật mình khi ngủ.
Do môi trường xung quanh giấc ngủ của con không tốt. Các yếu tố như tiếng ồn, nhiệt độ, không khí phòng ngủ cũng rất quan trọng. Nếu phòng ngủ của con quá ồn ào, hay có những tiếng động chói tai bất chợt; phòng ngủ của con quá bí bách; ánh sách phòng ngủ quá chói…thì giấc ngủ của con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu con hay giật mình do các điều kiện môi trường thì hoạt động ngủ của con sẽ thường xuyên không ổn định. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến mẹ rất khó tập nếp ngủ đúng giờ cho con.
cách chữa trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Một giấc ngủ không tốt có thể để lại những hệ lụy đáng ngại cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy nhất thiết phải tìm một giải pháp cho tình trạng này. Một số cách trị trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được nhiều mẹ chia sẻ như để tỏi, dao nhỏ cạnh giường, đeo vòng dâu,.. giúp trẻ hết giật mình. Đây chỉ là những mẹo hay kiêng cữ riêng, chưa có công nhận khoa học. Nếu các mẹ cảm thấy yên tâm hơn để chăm con tốt hơn thì có thể làm. Nhưng các mẹ cũng lưu ý tránh trường hợp có thể gây dị ứng, nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhé.
Cải thiện từ những nguyên nhân mà mẹ nhận thức được
Những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài khiến con khó ngủ là cái mẹ có thể nhận thấy và cải thiện ngay khi có thể.
Bổ sung Vitamin cho con theo chỉ dẫn của thầy thuốc để cải thiện tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là giải pháp mẹ có thể làm ngay.
Nhẹ nhàng chuyển bé vào phòng ngủ yên tĩnh hơn. Cố gắng chọn không gian phòng của bé sơ sinh là căn phòng tốt nhất với không gian thoáng đãng, đủ không khí, có ánh sáng tự nhiên nhưng không nhức mắt.
.
Quấn khăn cho bé khi đặt bé nằm ngủ 1 mình trong cũi, nó khiến bé cảm thấy ấm áp và an toàn hơn
Tránh mở lớn tivi, tránh các âm thanh lớn và đột ngột như tiếng chuông điện thoại vang lên, tiếng cửa sổ bị gió đập mạnh… Mọi người sẽ phải điều chỉnh cả một số thói quen như nói chuyện lớn, ồn ào,..
Bổ sung Lactium để giúp con cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình uốn éo không thường xuyên xảy ra. Lactium được nhắc đến với công dụng làm an dịu tinh thần đứa trẻ, giúp trẻ ngủ ngon và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tại Việt Nam, đạm sữa thủy phân Lactium đã được kết hợp với thành phần sữa non Colostrum để tạo nên sản phẩm SokiTium – giải pháp đột phá trong lĩnh vực chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Mẹ sử dụng soki hằng ngày cho trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình uốn éo để bé đạt được trạng thái ngủ tốt nhất.

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục