Mùa đông nền nhiệt độ xuống thấp đó chính là nguyên nhân khiến cho các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hôp hấp. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho trẻ ho có đờm nhanh khỏi. Ho có […]
Mùa đông nền nhiệt độ xuống thấp đó chính là nguyên nhân khiến cho các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hôp hấp. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho trẻ ho có đờm nhanh khỏi.
Ho có đờm là một tình trạng hết sức bình thường khi cơ thể cần đào thải các chất nhầy ra khỏi phổi giúp cho đường hô hấp được sạch sẽ. thông thoáng hơn. Những trẻ ho có đờm nhiều ngày thường có khả năng gây ra kích ứng cản trở đường thở của bé. Do đó, các bạn cần tìm cách điều trị nhanh chóng và thích hợp:
Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ bị ho có đờm
Khi trẻ nhỏ bị ho có đờm khò khè mà không thể khạc ra được giống người lớn. Các bà mẹ cần nhất thiết phải vỗ rung để giúp bé long đờm đúng cách. Thời điểm tốt nhất để các bạn vỗ rung đờm cho bé là vào buổi sáng sớm khi bé vừa ngủ dậy. Tuyệt đối không nên vỗ rung đờm cho bé khi vừa ăn xong sẽ làm trẻ nôn ra thức ăn.
Hướng dẫn tư thế nằm vỗ rung cho bé như sau:
- Trẻ nằm nghiêng ra 1 bên gối đầu trên gối cao 1 chút hoặc bạn có thể cho bé nằm vắt ngang qua phần đùi của mẹ đầu hơi cúi về phía trước.
- Xác định vị trí vỗ các bạn vỗ từ vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên và vỗ từ dưới vỗ lên.
- Kỹ thuật vỗ rung long đờm bằng cách bạn khum tay lại để tạo 1 khoảng trốn không khí vừa giúp cho bé vỗ không bị đau. Sử dụng lực từ cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng bộp bộp. Theo nhịp vỗ đó bạn sẽ thấy cảm giác lồng ngực của bé rung lên.
- Vỗ rung cho trẻ từ 10-15 phút/ lần. Khi vỗ rung xong bé sẽ ho nhiều hoặc nôn ra đờm. Bạn có thể xác nhận xem tính chất đờm loãng hay đặc, vàng hay xanh để xem tình trạng của bé diễn biến đến đâu.
Ngoài vỗ rung long đờm để hạn chế tạo đờm các bạn cần vệ sinh mũi họng cho bé. Chủ yếu là lấy phần dịch nhầy trong của mũi. Bạn nên dùng nước muối sinh lý và dụng cụ chuyên dụng hút rửa mũi cho trẻ mỗi ngày 2-4 lần. Bạn không nên quá lạm dụng hút mũi sẽ làm cho mũi bé bị khô, kích ứng gây đau rát bệnh nặng hơn.
Thường xuyên giữ ấm cho cơ thể của trẻ như mặc áo cao cổ, đi tất ấm chân, đi găng tay và đội mũ để đảm bảo cho bé không bị lạnh xâm nhập.
Chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ bị ho có đờm
Ho có đờm kéo dài sẽ khiến cho bé đối mặt với tình trạng khó thở. Do đó, các bạn hãy tận đụng chế độ dinh dưỡng để làm giảm cảm giác khó chịu cho bé. Dưới đây là một số món ăn thích hợp:
Món súp có rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm lỏng đờm nhầy, giảm hiện tượng nghẹt mũi và tăng khả năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều omega 3 có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi.
Sữa chua có chứa men vi sinh Lactobacillus có tác dụng phá vỡ đờm nhầy trong phổi. Hỗ trợ làm giảm đi đáng kể tình trạng tiết đờm trên cơ thể của bé.
Các đồ ăn tuyệt đối không cho bé ăn là những thực phẩm có chứa chất gây dị ứng như: trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, một số loại hải sản có vỏ…