CN, 10 / 2019 4:01 chiều |

sức khỏe cộng đồng xin giới thiệu chuyên mục CHĂM SÓC TRẺ: TÁO BÓN, CÁCH TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ NHỎ VÀ TRẺ SƠ SINH Táo bón là hiện tượng không chỉ gặp ở người lớn, gặp ở trẻ ở giai đoạn chuyển sang dùng sữa công thức hoặc ăn dặm, mà hoàn toàn có […]



sức khỏe cộng đồng xin giới thiệu chuyên mục CHĂM SÓC TRẺ: TÁO BÓN, CÁCH TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ NHỎ VÀ TRẺ SƠ SINH
Táo bón là hiện tượng không chỉ gặp ở người lớn, gặp ở trẻ ở giai đoạn chuyển sang dùng sữa công thức hoặc ăn dặm, mà hoàn toàn có thể gặp ở trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Làm thế nào để biết bé có bị táo bón hay không, cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu sau:
Phân của trẻ: phân rắn, có dạng lổn nhổn, hoặc viên tròn như phân dê, trẻ rặn khó khăn.
Biểu hiện của trẻ: trẻ quấy khóc, bụng trướng, bỏ hoặc lười bú, la hét hoặc khóc ré lên khi đi ngoài.

Nguyên nhân gây táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị táo bón thường do bé bú không đủ no, chưa đủ để tạo thành phân, hoặc do mẹ ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng khiến sữa bị ảnh hưởng.
Với những trẻ uống sữa công thức, sữa pha không đúng không thức hoặc sữa không hợp với hệ tiêu hóa cũng làm trẻ bị táo bón.
Những trẻ hiếu động, hay lật mình hay quấy khóc, hay vận động tay chân nhiều thì cơ thể dễ bị mất nước nhiều hơn những trẻ khác, gây ra táo bón.
Khi trẻ bị sốt, cảm, phải uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có thành phần codein cũng khiến trẻ bị táo bón.
Đổi sữa mới cho trẻ
Táo bón là hiện tượng thường xảy ra khi trẻ bắt đầu chuyển sang dùng sữa công thức hoặc ăn dặm. Nguyên nhân là do trong sữa công thức chứa một số chất không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, hoặc trẻ ăn những thực phẩm gây khó tiêu và kết quả là trẻ bị táo bón.
Do vậy, nếu trẻ bị táo bón, bố mẹ có thể nghĩ ngay đến việc thay đổi loại sữa công thức thích hợp hơn với con, hoặc điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ. Nếu đổi qua nhiều loại sữa mà tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện, bạn có thể thêm nước mận hay nước ép quả lê vào sữa cho trẻ

Khuyến khích trẻ uống nước
Uống nước sẽ khiến nhu động ruột tăng lên và đẩy phân ra ngoài. Bạn hãy khuyến khích trẻ ăn thêm canh, uống thêm nước sau mỗi bữa ăn. Với những trẻ lớn hơn 1 tuổi, bạn có thể khuyến khích trẻ uống một cốc nước mật ong vào buổi sáng.
Xoa bụng cho trẻ
Khi trẻ bị táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng.
Cách xoa bụng cho trẻ như sau: Cho trẻ nằm ngửa trên giường, bố mẹ dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy.
Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Giảm thức ăn màu trắng
Thực phẩm màu trắng (gạo, bánh mì, bánh quy, mì ống, pho mát) thường nhiều tinh bột, ít xơ, nếu trẻ ăn nhiều sẽ khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Do đó bố mẹ nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong thực đơn của trẻ và thêm vào các thực phẩm nhiều màu sắc như rau dền, rau lá xanh, cam, quýt, gạo nâu, các loại hạt… Một số thực phẩm nhuận tràng nên bổ sung cho trẻ là chuối chín, đậu nành, sữa chua.

Cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ
Với những trẻ còn nhỏ, bạn hãy tập cho trẻ ngồi bô vào các thời điểm nhất định trong ngày. Với trẻ lớn hơn, bạn hãy nhắc trẻ nên đi đại tiện đều đặn. Việc đi đại tiện vào những giờ nhất định như thế sẽ giúp cho nhu động ruột tốt hơn, giảm nguy cơ bị táo bón.
Những ngày đầu chưa quen, trẻ có thể không đại tiện được. Dù vậy, bố mẹ hãy cứ cho trẻ ngồi vào bô đúng giờ (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài.

Bổ sung khẩu phần ăn cho mẹ
Với những trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ thì mẹ cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày như ăn nhiều rau xanh lá như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ… cùng các loại trái cây có tính nhuận tràng cao như đu đủ, táo, lê, chuối, mận và sữa chua để bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần uống đủ 2 lít nước/ngày.

Cho bé tắm nước ấm

Ngâm mình vào nước ấm sẽ giúp bé thoải mái, giảm sự khó chịu khi bị đầy hơi do táo bón, kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả 1 túi trà La Mã vào nước tắm của bé. Mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt hiệu quả thư giãn như mong muốn.
………………………………………………………………………

sức khỏe cộng đồng hy vọng đã mang lại cho quí vị những thông tin bổ ích. tại mục chăm sóc trẻ còn chia sẻ nhiều kiến thức chăm sóc bé bổ ích khác, mời quý vị ghé thăm, và cũng đăng ký kênh của tôi để theo dõi video tiếp theo

source

Bài viết cùng chuyên mục