T5, 10 / 2019 1:32 sáng |

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng và đầy đủ nhất Theo WHO, trẻ sơ sinh là các trẻ tính từ lúc sinh ra đến 28 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh do vẫn còn quen với môi trường ấm áp trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, do sức đề kháng còn non […]



Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng và đầy đủ nhất

Theo WHO, trẻ sơ sinh là các trẻ tính từ lúc sinh ra đến 28 ngày tuổi.

Trẻ sơ sinh do vẫn còn quen với môi trường ấm áp trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, do sức đề kháng còn non nớt nên khi thời trở lạnh, trẻ rất dễ bị ốm. Và dễ bị mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nếu cha mẹ chủ quan trong việc chăm sóc bé, bé sẽ dễ bị mắc một số bệnh như viêm phế quản, sổ mũi dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa…

Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng và đầy đủ nhất. Mẹ càng làm tốt bé càng khỏe mạnh, tránh tối đa khả năng bé bị ốm trong những ngày đông lạnh.

1. Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông
Giữ ấm là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý. Trẻ sơ sinh không giống như người lớn vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ còn kém. Trẻ không có khả năng tự tăng nhiệt độ cơ thể khi bị mất nhiệt.

Các công việc cần thiết cha mẹ phải làm là đeo bao tay, đội mũ, mặc quần áo ấm cho con. Tuy nhiên không phải vì thế mà cho trẻ mặc càng nhiều càng tốt.

Nếu thấy con đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể bé đang hơi nóng một chút. Khi đó mẹ phải dùng khăn khô để lau mồ hôi cho bé. Việc lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên rất quan trọng vì nếu không mồ hôi có thể sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và khiến bé bị cảm lạnh. Từ cảm lạnh có thể sẽ dẫn đến viêm phổi.

Có một nguyên tắc về việc mặc quần áo cho trẻ mà bạn có thể tham khảo, đó chính là nguyên tắc: 4 ấm 1 lạnh.

Có nghĩa là khi cho trẻ sơ sinh mặc quần áo, bạn phải kiểm tra xem 4 bộ phận sau của trẻ có được ấm hay không. Đó là: tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm.
Bạn dùng tay kiểm tra bốn bộ phận này của trẻ sơ sinh có được ấm hay không. Nếu thấy ấm có nghĩa là trẻ đã mặc đủ ấm.
Còn 1 phần lạnh là phần đầu của trẻ. Thật ra không phải là lạnh mà là mát mẻ thì đúng hơn. Ám chỉ phần đầu của trẻ không cần phải trùm kín mít và chỉ để lộ gương mặt. Phần đầu của trẻ bạn có thể để lộ ra để trẻ cảm thấy thoải mái và tránh gió là được.

2. Tắm cho trẻ đúng cách vào mùa đông
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng vào mùa đông thì nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên việc này không thực sự đúng vì việc tắm cho trẻ vào mùa đông vẫn rất cần thiết
Trẻ sơ sinh được tắm sẽ giúp cho da được thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và các chất bẩn dính trên da.

Việc tắm cho trẻ vào mùa đông cần lưu ý những điều sau:
• Thứ nhất, nên tắm khoảng 3,4 lần một tuần là vừa đủ.
• Thứ hai, trước khi tắm nên bế con khoảng 10 phút để trẻ được ấm.
• Thứ ba, không nên tắm cho trẻ lúc bé mới thức dậy, bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang ở mức thấp, trẻ chưa được tỉnh táo. Nếu tắm đột ngột cho con thì con dễ bị cảm lạnh.
• Thứ tư, thời gian tắm khoảng 5 đến 7 phút là vừa đủ. Phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió.
• Thứ năm, nên tắm từ dưới tắm lên. Tắm chân, tay trước rồi mới cho trẻ tiếp xúc với nước ở các phần bụng, ngực…Nên tắm xong mới gội đầu bởi nếu gội đầu trước thì có trẻ có thể trẻ sẽ khóc, khi đó việc tắm cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.
• Thứ sáu, khi tắm nên chú ý đến các phần cơ thể có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, cổ, mông.
• Thứ bảy, khi tắm xong phải lau khô ngay cho bé bằng một chiếc khăn tắm loại to và cuốn kín cho trẻ. Thay quần áo đến đâu thì mở khăn ra đến đó. Khi tắm xong có thể bôi vào gan bàn chân và gan bàn tay của trẻ một chút dầu tràm.

3. Luôn giữ cho nhiệt độ trong phòng trẻ được ấm áp
Nhiệt độ phòng trong mùa đông nên duy trì khoảng 28 độ. Cần ấm nhưng vẫn cần thoáng và tránh bị gió lùa.

Mẹ có thể sử dụng điều hòa, quạt sưởi nhưng không được dùng bếp than, vì bếp than sinh ra khí CO khiến bé bị ngạt thở.

Những thiết bị này cũng không nên sử dụng liên tục 24/7. Với những quãng thời gian nhiệt độ ấm lên thì có thể tắt thiết bị, hé cửa để phòng được thông thoáng.

4. Cần thường xuyên thay tã cho bé
Nên dùng loại tã giấy để được thoáng khí. Kiểm tra tã thường xuyên, tránh việc trẻ đi tè bị ướt khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc nhẹ hơn là bị hăm tã.

Khi mặc quần áo cho trẻ, nếu thấy bé hay ngọ nguậy, khó chịu thì bạn hãy mở một vài nút áo phía bên trên để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Cho bé bú thường xuyên
Khi bế cho bé bú thì có thể đắp một chiếc khăn để hai mẹ con cùng ấm. Khi trẻ bú cũng làm cho thân nhiệt tăng – tốt cho bé .

6. Thi thoảng nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng
Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.

Tuy nhiên vào mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng.

12 lời khuyên về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO mà bất kì ai cũng nên tham khảo:

Theo dõi F5 Sức khỏe trên mạng xã hội để nhận được những thông tin mới nhất:
Blog F5 Sức Khỏe:
Vlog F5 Sức Khỏe:
Fanpage F5 Sức Khỏe:
Twitter F5 Sức Khỏe:
Pinterest F5 Sức Khỏe:

source

Bài viết cùng chuyên mục