T6, 10 / 2019 8:11 chiều |

Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Trẻ 3 Tháng Tuổi. Bé 3 tháng tuổi đang lớn hơn và trở nên tự ý thức hơn mỗi ngày. Vào độ tuổi này, bé đã gần như tự theo được thời khóa biểu và bạn có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn. Cột mốc tháng thứ 3: […]



Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Trẻ 3 Tháng Tuổi.
Bé 3 tháng tuổi đang lớn hơn và trở nên tự ý thức hơn mỗi ngày. Vào độ tuổi này, bé đã gần như tự theo được thời khóa biểu và bạn có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Cột mốc tháng thứ 3: Kỹ năng phản xạ.
Những phản xạ bẩm sinh như em bé bị giật mình trong những tháng đầu tiên của cuộc đời sẽ ít dần đi hoặc không còn nữa. Bạn cũng nhận thấy cổ em bé đang dần vững hơn. Khi giữ bé thẳng đứng, bé ít lắc lư đầu thậm chí không lắc lư. Em bé ba tháng tuổi cần phải có đủ sức mạnh phần trên cơ thể để dùng tay hỗ trợ đầu và ngực khi nằm sấp, đủ sức mạnh phần dưới cơ thể để kéo dãn đôi chân và đá.
Khi theo dõi em bé, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu sớm của sự phối hợp giữa tay và mắt. Bàn tay em bé có thể mở và đóng, hai tay đến gần nhau, lấy đồ chơi và cho thẳng vào miệng.
Cột mốc tháng thứ 3: Ngủ.
Bé 3 tháng tuổi có hệ thần kinh đang trưởng thành, dạ dày chứa nhiều sữa hoặc sữa bột. Những thay đổi này sẽ làm trẻ ngủ 6 hoặc 7 tiếng, vì thế mà bạn có thể ngon giấc vào ban đêm.
Nếu em bé thức dậy vào giữa đêm, chờ khoảng 30 giây trước bắt đầu dỗ bé. Đôi khi, em bé sẽ khóc một vài giây và sau đó trở lại giấc ngủ. Nếu bạn vội vã dỗ khi bé bắt đầu khóc, em bé sẽ khó quay lại ngủ bình thường.
Khi em bé không ngừng khóc và bạn phải dỗ bé, hãy nhớ những điều cơ bản. Việc cho bé bú và thay tã nên được thực hiện trong bóng tối, và nếu có thể thì nên cho bé ngay vào cũi để ngủ tiếp. Cuối cùng, bé sẽ hiểu rằng ban đêm chỉ là để ngủ thôi.
Lịch trình giấc ngủ ban ngày của bé cũng dần trở thành thói quen. Hầu hết các em bé 3 tháng tuổi sẽ có một vài giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng mỗi ngày.
Cột mốc tháng thứ 3: Giác quan
Thính giác và thị giác của bé đang được cải thiện. Trẻ ở tuổi này quay đầu và mỉm cười với những âm thanh của cha mẹ và thích nghe tất cả các loại âm nhạc.
Em bé vẫn thích nhìn vào đồ chơi màu sắc rực rỡ vì sự tương phản sắc nét rất dễ nhìn. Những khuôn mặt rất hấp dẫn em bé 3 tháng tuổi. Hãy nhìn em bé và bé sẽ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của bạn. Trẻ cũng sẽ tự nhìn hình ảnh của mình trong gương.
Cột mốc tháng thứ 3: Giao tiếp.

Ở tháng thứ 3, bé đang ngày càng trở thành con người độc đáo. Đây là giai đoạn mà nhà tâm lý gọi là trẻ ” nở ” khi trẻ chui ra khỏi ”vỏ” và bắt đầu phản ứng với thế giới xung quanh, bao gồm cả tương tác với mọi người và mỉm cười, còn gọi là nụ cười xã hội.
Đến tháng thứ ba, khóc không còn là phương tiện giao tiếp chính của em bé nữa. Trong thực tế, các em bé 3 tháng tuổi không nên khóc quá một giờ mỗi ngày. Nếu bé khóc nhiều hơn một giờ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi vì đó có thể là hiện tượng trào ngược hoặc một vấn đề y tế nào khác.
Thay vì khóc, em bé đang bắt đầu giao tiếp bằng những cách khác như thủ thỉ và tạo ra âm thanh nguyên âm ( ví dụ như” ô” và ” a”). Hãy tham gia vào cuộc trò chuyện bằng cách trả lời những âm thanh này và nói cho bé biết bạn đang làm gì, ví dụ ” Mẹ sẽ thay đổi tã của bé bây giờ” hoặc ”Bây giờ là lúc ăn trưa rồi bé ơi!”. Em bé sẽ nghe, tiếp thu âm thanh giọng nói và xem nét nét mặt bạn khi nói. Cuối cùng, bé sẽ bắt đầu tạo âm thanh và những cử chỉ của riêng mình. Trò chuyện là một cách rất tuyệt vời để bạn liên kết với bé.
Nguồn:
Website:
Fanpage: Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi mang bầu, nuôi con nhỏ tại kênh Mr Ngo nhé!

source

Bài viết cùng chuyên mục