T3, 12 / 2019 4:55 sáng | invn_admin

Trẻ khỏe mạnh là điều bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố khác nhau như môi trường sống, chế độ ăn,…Vậy làm thế nào để con luôn khỏe mạnh? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Một trong […]

Trẻ khỏe mạnh là điều bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố khác nhau như môi trường sống, chế độ ăn,…Vậy làm thế nào để con luôn khỏe mạnh? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Một trong những biện pháp giúp các mẹ nhàn nhất trong chăm sóc bé đó là phòng bệnh cho bé. Rất nhiều mẹ cho rằng việc phòng bệnh cho bé chỉ khi các bé đã sinh ra nhưng đây là sai lầm rất lớn. Việc dự phòng bệnh tật ở trẻ em cần  thực hiện suốt quá trình, từ khi chuẩn bị mang thai, đến khi mang thai và khi bé trưởng thành hẳn.

Mỗi thời kỳ của bé đều có những đặc trưng riêng với những trọng tâm dự phòng riêng. Nếu bạn dự phòng sớm cho bé thì sẽ cải thiện được sức khoẻ bé sau này.

DỰ PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI VÀ TRONG THỜI KỲ CÓ THAI

Nhiều yếu tố của người mẹ trước khi thụ thai có ảnh hưởng đến thai nhi, như sức khoẻ người mẹ, tuổi quá trẻ( dưới 18) và quá cao( trên 35), số lần có thai, phá thai, thói quen như uống rượu, hút thuốc hoặc tiền sử tiêm chủng (uốn ván, rubela), nghề nghiệp hoặc di truyền gen từ bố mẹ. Chúng ta lên hiểu kỹ nhằm kiểm soát loại trừ yếu tố bất lợi trước khi có thai.

Dinh dưỡng

Trong thời kỳ mang thai người mẹ phải tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để tăng trên 11-12 kg bảo đảm thai phát triển bình thường. Cần được bổ sung đủ acid folic để tránh dị tật ống thần kinh ở bé , đủ sắt để đề phòng thiếu máu, bổ sung đủ kẽm bé đỡ nhẹ cân.

Phác đồ tốt ( Bộ bà bầu )

– Trước sinh, suốt thai kỳ, sau sinh 3 tháng uống Mamavit

– 3 tháng bổ sung thêm kẽm( 3 đợt )

– Canxi , sắt kèm.

Chăm sóc

Trong thời gian mang thai người mẹ phải được thăm thai tối thiểu 3 lần để theo dõi sự phát triển thai nhi, được tư vấn để bảo vệ thai, phát hiện bất thường ở thai nhi. Bao gồm sàng lọc các bệnh lý của người mẹ ảnh hưởng tới thai nhi: thiếu máu, vi gan B, giang mai, HIV, tiền sản giật.

Dự phòng quái thai trong giai đoạn đầu hết sức quan trọng. Trong 3 tháng đầu tránh phơi nhiễm virut, hạn chế dùng thuốc, tránh tia xạ vì có thể dẫn tới dị tật thai. Ngừng hút thuốc hoặc tránh xa khói thuốc, không nên uống rượu.

Dùng Steroid ở mẹ có nguy cơ sinh non.

Sàng lọc trước sinh

Giúp mẹ có quyết định đúng đắn, sinh ra những bé khoẻ mạnh hoặc điều trị cho bé tốt ngay trong bụng mẹ.

– Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ

+ Beta HCG. Định lượng HCG giúp xem thai có ổn không. Nếu thấp có thể cảnh báo xảy thai hoăck thai ngoài tử cung. Nếu tăng quá cao kết hợp AFF mẹ cao có thể hội chứng Dow, cao rõ có thể là chửa trứng.

+ Độ mờ da gáy : là hình ảnh siêu âm sự tụ dịch dưới da sau cổ thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tăng trong Dow, turner, đột biến nhiễm sắc thể chủ yếu liên quan đến độ dày hơn đến kích cỡ. Phát hiện 60-70% Dow và tỷ lệ sai (5%).

+ Siêu âm thai:

Lần 1 : 5-7 tuần xác định có thai và hoặc thai lạc chỗ

Lần 2: 12 tuần : tính chính xác tuổi thai, đo độ mờ da gáy và phát hiện bất thường ở thai.

Tuổi thai tính bằng độ dài đầu mông của thai trong 3 tháng đầu là chính xác nhất.

– 3 tháng giữa thai kỳ

+ MSAFP( alpha fetoprotein huyết thanh mẹ ). Nếu bất thường lên kiểm tra sâu hơn. Nếu cao có thể đa thai, khuyết tật ống thần kinh, bất thường nhiễm sắc thể , bệnh thận hoặc bệnh ngoài da ở bé , thai chết lưu….. thấp do tam nhiễm sắc thể.

+ Beta hCG đán giá tình trạng thai nhi nếu cao hoặc thấp bất thường.

+ Etrisol: Nếu giảm có thể xẩy thai hoặc thai bị Dow hoặc thiểu sản tuyến thượng thận

+ Inhibin A: Khi tăng là bé nguy cơ Dow hoặc sinh non.

+ Siêu âm thai: Bé 18-23 tuần. Nhằm xác định các bất thường hệ thần kinh trung ương thai nhi, bất thường tim thai nhi, dị tật dường tiêu hoá, sinh dục, thận, xương thai nhi.

+ Ngoài ra còn chọc ối với người mẹ trên 35 tuổi nhằm phát hiện bệnh di truyền.

-3 tháng cuối thai kỳ

+ Siêu âm. 33 tuần: khảo sát phât triển thai nhi

+ Siêu âm 37-38 tuần: đánh giá tăng trưởng thai nhi và tiên lượng ngày chuyển dạ.

+ Ngoài ra còn dự phòng Anti D imunoglubin nếu mẹ là RH- dự phòng bất đồng tan máu.

Thời kỳ sơ sinh

– Thời kỳ sơ sinh trẻ ra đời còn non yếu, tỷ lệ tử vong cao, ở Việt Nam là 0.1%. Đầu tiên phải chăm sóc trước và khi sinh tốt, đảm bảo sinh đẻ an toàn, đề phòng ngạt, chấn thương khi đẻ , đẻ sạch, dự phòng nhiễm khuẩn , chăm sóc tốt bé, nhất là bé sinh non hoặc nhẹ cân. Điều trị tôt ngạt hoặc vàng da sau sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh cho bé.

– Bú mẹ sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 tuổi. Giúp bé giảm nguy cơ tiêu chảy, viêm ruột và nhiễm khuẩn.

– Sàng lọc 3 giọt máu trong 1 tuần đầu sau sinh nhằm phát hiện bệnh như : suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, bất sản tuyến thượng thận… ( Đã có bài viết)

– Bổ sung vitamin K cho bé mới sinh tránh xuất huyết Có thể tiêm K1 hoặc uống. Tiêm chủng viêm gan B, bại liệt, lao cho bé. Tiêm chủng đầy đủ giúp bé hạn chế bệnh hơn.

– Với bé không được bú sữa mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn hoặc tăng đề kháng cho bé.

Dự phòng cho bé dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ

– Trong thời kỳ này bé phát triển rất nhanh về thể chất, trí tuệ. Do tiếp xúc rộng với môi trường bên ngoài, dễ nhiễm bệnh.

– Chăm sóc dinh dưỡng là biện pháp cơ bản đối với sức khoẻ lứa tuổi này.

– Cho ăn bổ sung từ tháng thứ 6 với chế độ ăn đầy đủ , cân bằng.

– Bổ sung vitamin D sớm tránh còi xương, bổ sung sắt tránh thiếu máu, kẽm giúp tiêu hoá, đề kháng tốt, vitamin A tránh khô mắt, bổ sung iot tránh bướu cổ. Onega giúp não bộ phát triển.

– Tiêm chủng đầy đủ các mũi trong lứa tuổi này theo lịch tiêm chủng.

– Chẩn đoán sớm, điều trị nhanh các bệnh lý bé mặc phải. Tránh bệnh nặng hơn. Hạn chế hoặc cẩn thận khi sử dụng kháng sinh, corticoid.

– Khi bé có răng lên vệ sinh răng miệng cho bé tránh sâu răng.

– Nên bổ sung các sản phẩm giúp bé phát triển toàn diện và tăng đề kháng với bệnh tật ở bé.

– Bé rất dễ bị tai nạn do ngã , đồ chơi hoặc ao hồ nên để ý liên tục đến bé.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn có thêm thong tin về cách chăm sóc trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh nhé.

Bài viết cùng chuyên mục