T7, 01 / 2021 1:18 chiều | invn_admin

Nội Dung 1. Bệnh tự miễn (miễn dịch) là gì? 2. Vì sao có bệnh tự miễn 3. Các loại bệnh tự miễn hay gặp # Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis): do kháng thể tấn công các khớp xương, và đôi khi, tấn công phổi, da, và các cơ quan khác. Triệu chứng gồm […]



Nội Dung
1. Bệnh tự miễn (miễn dịch) là gì?
2. Vì sao có bệnh tự miễn
3. Các loại bệnh tự miễn hay gặp
# Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis): do kháng thể tấn công các khớp xương, và đôi khi, tấn công phổi, da, và các cơ quan khác. Triệu chứng gồm đau nhức khớp, cứng khớp, và tê tay chân. Bệnh viêm thấp khớp thường ảnh hưởng người trẻ tuổi (30 trở lên) trong khi viêm khớp do thoái hoá thường xảy ra ở người lớn tuổi.
# Vảy nến, viêm khớp vảy nến (Psoriasis/psoriatic arthritis) do kháng thể tấn công vào da, gây ra viêm da mãn tính, sưng dày lớp sừng, ngứa, đau nhức. Kháng thể cũng tấn công khớp gây ra viêm khớp, gây ra viêm khớp vảy nến, thường xảy ra khoảng 30% bệnh nhân vảy nến trên da. Bệnh nhân bệnh vảy nến có thể các móng tay bị hư (pitted nai).
# Lupus Ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematous): do các kháng thể tấn công cùng lúc nhiều cơ quan quan trọng như thận (gây ra suy thận, đi tiểu protein, mệt mỏi, hay chạy thận nhân tạo), khớp (viêm khớp), da (viêm da), não (nhức đầu, chóng mặt), và tim (viêm màng tim).
# Hội chứng khô mắt khô miệng Sjogren’s (Syndrome): do kháng thể tấn công các cơ quan tạo chất dịch như tuyến nước bọt (gây ra khô miệng, viêm họng), tuyến nước mắt (khô mắt, viêm mắt), hay khô âm đạo (dẫn đến viêm âm đạo). Đôi khi kháng thể cũng có thể tấn công khớp, gây ra viêm khớp trong hội chứng Sjogren’s.
# Viêm mạch máu (Vasculitis): do kháng thể tấn công vào các mạch máu, khiến các mạch máu bị viêm, sưng, bị đóng dày thành mạch, và có thể bị nghẽn mạch máu, gây ra đột quỵ.
# Tiểu đường loại 1 (Type 1 Diabetes): do kháng thể tấn công vào tuyến tụy, khiến cơ thể không có insulin, chất chuyển hoá quan trọng giúp đường từ máu vào được bên trong tế bào. Khi đường ở bên ngoài tế bào, gây ra tăng đường máu, làm hư các mạch máu và dây thần kinh.
# Bệnh đa xơ bì cứng (Multiple Sclerosis), do kháng thể tấn công lớp bảo vệ của dây thần kinh, khiến cho việc truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh tế bào đến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Bệnh này cũng làm dây thần kinh bị viêm, dẫn đến tê tay chân, yếu, đi đứng không vững.
# Viêm đường ruột IBD (Inflammatory Bowel Disease): do kháng thể tấn công vào đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, đi cầu ra máu, và mệt mỏi. Tùy vào vị trí đường tiêu hoá bị tấn công, bệnh nhân có thể có những bệnh khác nhau và có triệu chứng khác nhau. Bênh Crohn’s là do kháng thể tấn công vào bất kỳ chỗ nào của đường tiêu hoá, từ miệng đến hậu môn trong khi bệnh viêm loét ruột già (ulcerative colitis) chỉ ảnh hưởng phần ruột già.
# Viêm tuyến giáp Hashimoto: do kháng thể tấn công tuyến giáp, làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. Loại hormone này cực kỳ quan trọng do ảnh hưởng trực tiếp lên năng lượng cơ thể. Thiếu hormone tuyến giáp dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, bị nóng lạnh, yếu trong người, trong khi quá nhiều hormone tuyến giáp làm cho bệnh nhân giảm cân, tăng động. Bệnh này có thể chữa trị với thuốc hormon tuyến giáp.
# Bệnh Celiac: do kháng thể tấn công đường ruột khi cơ thể có chất Gluten. Thường chất này do bệnh nhân ăn các thức ăn trong ngũ cốc, sữa, và gạo. Khi Gluten vào ruột non (nơi hấp thụ dinh dưỡng chính của cơ thể), các kháng thể tấn công vào chỗ này, khiến cho bệnh nhân đau bụng, giảm cân (do không hấp thu chất dinh dưỡng).

» Sách “Từ Kiến trúc sư thành Bác sĩ tại Hoa Kỳ” – Tác giả: Dr Wynn Tran – Huỳnh Wynn Trần.
Tại Việt Nam các bạn có thể đặt qua link online:
– Fahasa:
– Tiki:
– Website tác giả – BS Huỳnh Wynn Trần:
Hoặc đến offline tại các nhà sách lớn như Fahasa toàn quốc, PNC…

Tham Khảo chuyên mục khác:
Camnangcuocsong.edu.vn
Mẹ và bé
Sức khỏe

Bài viết cùng chuyên mục